Spaghetti: Niềm tự hào của Ý
Cùng với Pizza, mì Ý là món ăn giữ ngôi “hậu” của đất nước hình chiếc ủng. Có nhiều cách để chế biến mì Ý, tùy theo sở thích và khẩu vị của mỗi người, văn hóa ẩm thực của mỗi nước. Ở mỗi nơi mì Ý đi qua, cách pha chế nước xốt cho spaghetti lại có đôi chút khác biệt. Tuy nhiên, ba loại nước xốt được ưa thích nhất cho món spaghetti vẫn là: xốt cà chua, xốt bò băm và xốt kem.
Nguyên liệu:
Mì Ý: 200g
Thịt bò: 100g
Xốt cà chua: 50g
½ củ hành tây, 1 thìa cà phê tỏi băm nhuyễn, 1 chút lá thyme và rosemary, 20g phô-mai parmesan bào sợi, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê tiêu, ½ thìa súp rượu vang đỏ, 1 thìa cà phê tiêu, ½ thìa súp rượu vang đỏ, 1 thìa cà phê ngò tây băm nhuyễn, 2 thìa súp dầu ô-liu
Cách làm:
Bắc nồi nước lên bếp, khi nước gần sôi nêm ít muối và dầu ô-liu, cho mì vào luộc 7-8 phút. Vớt ra rổ, xả lại nước lạnh, để ráo
Thịt bò rửa sạch, băm nhỏ. Cho ít dầu ô-liu, lá thyme, lá rosemary, muối, tiêu vào thịt bò băm, trộn đều, để khoảng 15 phút cho thịt thấm gia vị
Hành tây lột vỏ, rửa sạch, xắt hạt lựu
Làm nóng dầu ô-liu, phi thơm tỏi băm, cho hành tây vào xào thơm. Trút thịt bò đã ướp vào xào nhanh tay, sau đó cho xốt cà chua vào đảo đều cho thịt ngấm xốt, đổ rượu vang vào, rắc thêm lá rosemary, nêm nếm vừa ăn
Trút hỗn hợp vào thố, đặt vào lò nướng khoảng 30-40 phút cho xốt cô đặc lại
Cho mì ra đĩa, trút xốt thịt bò xay lên, rắc thêm phô-mai bào vào ngò tây băm nhuyễn, trang trí húng quế, dùng nóng.
Mì vịt tiềm: Phong vị Trung Hoa
Mì vịt tiềm đã trở thành thương hiệu rất riêng của đất nước đông dân nhất thế giới. Nước tiềm được nấu rất cầu kỳ, gia giảm thật khéo để có hương vị đặc trưng mà không nặng mùi. Nếu tiềm nguyên con, các nguyên liệu sẽ được dồn trong bụng vịt, dọn kèm với mì. Cách thưởng thức cũng có hai kiểu, hoặc vịt được hầm mềm cho thấm gia vị, hoặc vịt chiên thật giòn thơm.
Là nơi bắt nguồn của sợi mì, hầu hết các tỉnh, thành phố của Trung Quốc đều có những sáng chế rất riêng cho món mì: mì cắt Sơn Tây, hủ tiếu mì Quảng Đông…
Nguyên liệu:
Phi lê vịt: 200g
Nấm đông cô khô: 50g
Nấm kim châm: 50g
50g bạch quả, 2 trái thảo quả, 2 miếng quế, 30g cà rốt, 30g củ cải trắng, 50g hạt sen tươi, 200g mì trứng tươi, 1 gói nguyên liệu tiềm; Muối, đường, hạt nêm, tiêu, xì dầu, dầu ăn, hành lá xắt nhỏ
Cách làm:
Thịt vịt rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, ướp với xì dầu, muối, đường, hạt nêm, tiêu, để thấm. Làm nóng dầu ăn, cho vịt đã ướp vào chiên vàng hai mặt
Thảo quả, bạch quả quế rang thơm. Nấm đông cô ngâm nước cho nở, xả sạch. Nấm kim châm cắt gốc rửa sạch. Cà rốt, củ cải gọt vỏ, cắt miếng nhỏ
Cho nguyên liệu tiềm vào nồi, thêm hạt sen, đổ nước vào đun khoảng 30 phút, khi thấy nước dùng sánh đen và thơm mùi thuốc bắc thì tiếp tục cho bạch quả, thảo quả, quế, cà rốt, củ caiar, nấm, thịt vịt vào nồi, nêm muối, đường, hạt nêm vừa ăn, hầm khoảng 30 phút là được.
Trụng mì cho vào thố, gắp thịt vịt lên, chan nước tiềm vào, rắc hành lá và tiêu lên.
Mì Quảng: Đậm đà vị Việt
Mì Quảng, dĩ nhiên, là món nước tiếng xứ Quảng. Nguyên liệu chế biến món này đặc biệt đa rạng, riêng sợi mì nhiều màu nâu, đỏ, vàng, trắng… được pha khéo léo từ mày gạo lức, bột nghệ, bột gạo. Rau ăn kèm phải nhiều loại và tất cả đều phải tươi xanh mơn mởn. Khác với các món mì chan ngập nước, mì Quảng đúng điệu là phải ăn khô, nước mì sền sệt đủ để thấm ướt sợi mì, ăn kèm với ớt xanh cay thơm và bánh đa vừng gòn tan. Món ăn đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo trong cách chế biến và sự tinh tế khi thưởng thức
Nguyên liệu:
Xương heo: 300g
Tôm sú: 200g
500g mì Quảng, 200g cua đồng, 100g tôm khô; Màu điều, bánh tráng mè nướng, đậu phộng rang, tỏi băm, muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, dầu ăn, hành lá; Húng lũi, bắp chuối bào, giá, rau thơm ăn kèm
Cách làm:
Tôm khô ngâm mềm. Cho 2 lít nước lạnh vào nồi cùng với xương, tôm khô, nêm muối, đường, bột ngọt hầm 30 phút
Đậu phộng giã hơi giập. Hành lá xắt nhỏ
Làm nóng dầu ăn, cho màu điều vào phi dầu cho ra màu đẹp. Cho hỗn hợp ra rây, lấy nước, bỏ hạt điều
Phi thơm tỏi băm với dầu ăn, cho tôm, thịt cua và ½ dầu điều vào xào chín, nêm muối, bột ngọt vừa ăn, trút ra
Dùng lại chảo, phi thơm tỏi cùng ½ dầu điều còn lại, nêm ít muối, tiêu bột ngọt, trút hỗn hợp này vào nồi nước hầm
Trụng mì cho vào tô, xếp tôm, cua lên, chan ít nước lèo vào, rắc đậu phộng, hành lá lên, ăn kèm rau và bánh tráng nướng mè.