Nguyên liệu:
- Tôm 150g
- Gạo 50g
- Bột gia vị vừa đủ.
Cách làm:
- Tôm rửa sạch bóc vỏ, càng để riêng.
- Thịt tôm giã thật nhỏ. Vỏ, càng tôm sấy khô tán bột mịn.
- Gạo xay thành bột.
- Tất cả trộn đều, thêm bột gia vị, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu thành cháo.
- Khi cháo chín cho bột ngọt quấy đều, cháo sôi lại là được.
2. Cháo cá quả, cải xoong
Nguyên liệu:
- Cá quả 1 con (300g)
- Rau cải xoong 30g
- Gạo 50g
- Bột ngọt, bột gia vị vừa đủ.
Cháo cá quả, cải xoong vừa ngon miệng lại giàu dưỡng chất cho bé (Hình minh họa)
Cách làm:
- Chọn loại cá quả đầu bẹt, vảy ở bụng trắng, lưng đen, làm sạch cá bỏ nội tạng, đem hấp cách thủy cho chín, gỡ lấy thịt nạc ướp bột gia vị, xương cá giã nhỏ lọc lấy 200ml nước.
- Gạo xay thành bột, rau cải xoong rửa sạch thái thật nhỏ (có thể giã nhỏ rồi vắt lấy nước cho vào cháo).
- Cho bột gạo vào nước cá, đun lửa nhỏ, cháo chín cho rau cải xoong, thịt cá, bột ngọt vào quấy đều, cháo sôi lại là được.
3. Cháo ngao, rau mồng tơi
Nguyên liệu:
- 300g ngao sống.
- 3-5 lá mồng tơi.
- 1 bát cháo trắng đủ 1 bữa ăn của bé.
Cách làm:
- Ngao rửa thật sạch luộc sơ cho há miệng, nhặt ruột bỏ vỏ. Lọc lấy 1 bát con nước luộc ngao trong. Ruột ngao làm sạch phân rồi băm nhỏ.
- Rau mồng tơi rửa sạch thái nhỏ. Cho rau mồng tơi vào nước luộc ngao đun sôi khoảng 3 phút, sau đó cho ruột ngao và cháo vào đảo đều cho sôi trở lại.
- Món cháo dinh dưỡng được chế biến từ ngao nấu với rau mồng tơi rất đơn giản, dễ làm nhưng rất giàu kẽm và rất hiệu quả với các bé bị táo bón đấy các mẹ.
4. Cháo cá lóc với khoai tây, cà rốt
Nguyên liệu:
- Bột gạo 20g
- Cà rốt 10g
- Cá lóc 30g
- Khoai tây 10g
- Dầu ăn
- Nước
Cháo cá lóc, khoai tây, cà rốt trông rất ngon mắt (Hình minh họa)
Cách làm:
- Nấu chín nạc cá lóc cà rốt, khoai tây. Để còn ấm pha bột vào từ từ, cho dầu ăn vào sau cùng.
- Khi nấu các món cháo dinh dưỡng cho bé được chế biến từ cá lóc nên lưu ý cá có xương cần sơ chế kỹ để bé không bị hóc xương và cá dễ tanh nên cần cạo sạch cho hết nhớt.
5. Cháo cua với bột bán, bông cải
Nguyên liệu:
- Bột gạo: 20g
- Bông cải bào nhuyễn: 20g
- Bột bán: 5g
- Thịt cua băm nhuyễn: 20g
- Dầu ăn: 1 thìa cà phê
- Nước: 1 chén đầy (250 ml).
Cách làm:
- Hòa cua với một ít nước cho tan đều.
- Cho nước và bột bán vào nồi nấu chín.
- Cho cua và bông cải vào đun sôi.
- Cho bột gạo vào khuấy cho cháo thật mịn.
- Bột tan cho dầu ăn vào khuấy đều và cho bé thưởng thức ngay.
6. Cháo tôm với rau dền
Nguyên liệu:
- Bột gạo 20g ( 3muỗng canh)
- Tôm đồng nạc băm nhuyễn20g (1muỗng canh)
- Rau dền băm nhuyễn 10g (1muỗng canh)
- Dầu ăn tinh luyện 5g (1muỗng canh)
- Nước 200ml (1 chén).
Món cháo tôm, rau rền rất bổ dưỡng cho bé yêu khỏe mạnh (Hình minh họa)
Cách làm:
- Đun sôi nước, cho tôm và rau dền vào nấu chín. Để còn ấm, khuấy bột vào từ từ cho dầu ăn vào sau cùng.
- Rau dền giàu chất sắt và vitamin A giúp bé tăng trưởng khoẻ mạnh. Giàu canxi giúp bé tăng trưởng chiều cao. Chứa một lượng sắt đáng kể, một lượng vitamin C dồi dào giúp hấp thu sắt tốt, phòng chống bệnh thiếu sắt.
Lưu ý khi cho trẻ ăn hải sản
Ngày nào cũng có thể cho bé ăn 1 – 2 bữa từ hải sản, nhưng phải tập cho ăn ít một, chọn loại tươi ngon, nấu chín kỹ để tránh ngộ độc. Tuỳ theo tháng tuổi mà lượng ăn mỗi bữa khác nhau:
- Trẻ 7 – 12 tháng: mỗi bữa có thể ăn 20 – 30g thịt cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ) nấu với bột, cháo, mỗi ngày có thể ăn một bữa, 3 – 4 bữa/tuần.
- Trẻ 1 – 3 tuổi: mỗi ngày ăn một bữa hải sản nấu với cháo hoặc ăn mì, bún, súp… mỗi bữa ăn 30 – 40g thịt của hải sản.
- Trẻ 4 tuổi trở lên: có thể ăn 1 – 2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50 – 60g thịt hải sản, nếu ăn ghẹ có thể ăn nửa con/bữa, tôm to có thể ăn 1 – 2 con/bữa (100g cả vỏ).
Hải sản chế biến chưa chín hẳn có thể ẩn chứa vi trùng và ký sinh trùng đường ruột. Ngày nay, khi môi trường ngày một ô nhiễm thì còn phải kể đến nguy cơ nhiễm kim loại nặng như thuỷ ngân. Để hạn chế các nguy cơ này, các mẹ nhớ phải lưu ý khi chế biến nhé.