AFP dẫn lời điều phối viên về vấn đề an toàn thực phẩm của WHO, Angelika Tritscher cho biết Arsenic có trong vỏ trái đất, thường có trong môi trường đất và nước, chất này nhiễm vào cây trồng theo đường tự nhiên do cây trồng hấp thụ từ đất và nước. Hàm lượng arsenic nhiễm vào cây trồng tăng dần theo thời gian trưởng thành của cây, nhất là cây lúa.
Theo WHO, chất arsenic nhiễm vào nguồn nước tưới tiêu và trong đất trồng ở một số nước trồng lúa ở châu Á.
"Vì gạo là nguồn lương thực chủ yếu ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới nên một lượng lớn dân số thế giới sẽ bị ảnh hưởng nếu nguồn gạo không an toàn. Tiếp xúc dài lâu với chất Arsenic sẽ gây ung thư và các chứng bệnh về nhiễm trùng da”, bà Tritscher cho biết.
Phát hiện chất gây ung thư trong gạo (Ảnh minh họa).
Giới chuyên gia quốc tế cho rằng các nước phải đưa qui định này vào bộ luật của từng nước để đảm bảo an toàn đối với nguồn thực phẩm cung cấp cho toàn thế giới.
Trước đó, ngày 19/7, tờ Daily Mail cho biết, chất độc arsen bất ngờ được tìm thấy trong gạo và nhiều loại cây trồng khác ở mức hàm lượng thấp. Tuy nhiên, hàm lượng này có thể tăng lên nếu trồng lúa ở cánh đồng bị ngập và có dấu vết của thuốc trừ sâu cũ.
Tương tự một chất độc, arsen có thể dẫn đến quá trình phát triển một số dạng ung thư. Tiến sĩ Iva Hojsak thuộc Viện nhi tại Đại học Zagreb ở Croatia, người đứng đầu bài bình luận cho biết thêm: ‘Hóa chất vô cơ arsenic được coi là chất gây ung thư cấp độ 1 và tiếp xúc lâu dài nó sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người".
Theo một thông tin khác từ một người buôn gạo, thì hiện nay đang có rất nhiều đại lý lớn nhỏ đang sử dụng chiêu ướp hương liệu vào các loại gạo kém chất lượng, biến nó thành gạo Thái, gạo Bắc Hương, gạo Điện Biên.
Ngoài việc dùng hóa chất bảo quản chống mối, mọt, những bao gạo để quá lâu mất mùi thơm tự nhiên sẽ được “tân trang lên đời“ bằng hương liệu.
Thường người tiêu dùng không quan sát kỹ thì lúc nào cũng thấy gạo trắng mẩy, thơm ngon, giá cao nên cứ tưởng mua trúng gạo ngon, gạo thơm thật sự, ai ngờ nấu lên mới biết gạo không ngon như mình mong đợi, thậm chí khi ăn còn nhạt, dở hơn cả gạo bình thường.
Bên cạnh những chiêu trò bảo quản gây hại sức khỏe, thì người tiêu dùng (NTD) còn phải đối mặt với vấn nạn gạo không rõ nguồn gốc. Hiện tại, các loại gạo không rõ nguồn gốc đang trôi nổi trên thị trường tương đối nhiều. Rất dễ để các bà nội trợ mua phải các loại gạo quá date, kém chất lượng, không ngon, nhưng được “lên đời” bằng hóa chất.
Các cửa hàng cũng dùng đủ mọi “công nghệ” để gạo được bảo quản tốt nhất, thơm nhất. Do đó, ai có thể đảm bảo rằng việc sử dụng các hóa chất này sẽ không gây hại đến sức khỏe của NTD.
Theo một giảng viên khoa Nông học, trường ĐH Nông nghiệp I cho biết rất dễ để nhận ra các loại gạo ướp hương liệu. Gạo chỉ thơm lúc chưa nấu, khi nấu chín thì không còn thơm hoặc chỉ thơm trong mấy ngày đầu mua về, vài ngày sau không còn mùi thơm khi mở hũ gạo.
Đối với những loại gạo có sử dụng các hóa chất bảo quản, nhìn bằng mắt thường trông rất ngon nhưng khi được nấu thành cơm, hạt cơm sẽ bở bục. Để tránh mua phải, NTD không nên mua gạo có màu đục và hạt nát nhiều. Vì nếu hội đủ hai đặc điểm này, chứng tỏ đây là gạo của loại lúa được gặt sớm, không đủ độ chín hoặc sấy chưa khô. Nếu không được tẩm thuốc diệt côn trùng, chỉ một thời gian ngắn là có mọt ngay.
Và điều quan trọng nhất, để bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình, chúng ta nên lựa chọn những loại gạo có nguồn gốc rõ ràng, đóng gói cẩn thận, được hút chân không và bán ra tại các đại lý, cửa hàng có uy tín.