|
Cha mẹ không nên chơi trò “máy bay”, tung hứng trẻ lên cao..., tránh tổn thương não bé. Ảnh: Roby. |
Ý tưởng này dựa trên một chương trình được thực hiện tại Mỹ, mang lại những kết quả khả quan.
Cụ thể, khi người chồng đến viện đón vợ cùng em bé mới chào đời, nữ hộ sinh sẽ mời họ xem đoạn video ngắn trên. Bệnh viện sản Liverpool là nơi đầu tiên tại Anh chiếu DVD này cho những cặp mới lên chức cha mẹ.
Thông điệp được đưa ra là hãy đặt trẻ ở một nơi an toàn và không rung lắc, tung hứng trẻ...
Theo The Guardian, việc xem đoạn video này không mất quá 5 phút, dành cho cả cha lẫn mẹ ngay tại bệnh viện. Điều này rất quan trọng vì người cha chính là thủ phạm trong 60% các trẻ bị hội chứng rung lắc. Nguyên nhân do mẹ chiếm khoảng 13%, còn lại là người chăm sóc trẻ.
Andrew Flanagan, Giám đốc điều hành Hiệp hội quốc gia chống đối xử tàn ác với trẻ cho biết, họ tin tưởng rằng những chấn thương đầu nghiêm trọng và thường gây tử vong ở trẻ có thể phòng ngừa được nếu tất cả các bậc cha mẹ hiểu được những mối nguy hiểm với trẻ, cũng như biết cách xử lý những căng thẳng trong quá trình chăm sóc con.
Theo thống kê tại Anh, trung bình cứ 3.000 trẻ dưới 6 tháng tuổi thì có 1 trẻ bị chấn thương não hoặc chảy máu não. Nhiều khi tai nạn xảy ra là do cha mẹ không kiểm soát được hành vi của mình trong lúc căng thẳng.
Trẻ sơ sinh có kích thước đầu lớn, nặng bằng khoảng một phần tư trọng lượng của toàn cơ thể. Chẳng hạn, một bé nặng 3 kg thì đầu có thể nặng đến 8 lạng. Trong khi đó cơ và dây chằng vùng cổ yếu, chưa phát triển nên chưa thể chịu đựng được sức nặng của đầu. Bên cạnh đó, trong đầu lại có những khoảng trống giữa não và xương sọ cho phép não tiếp tục phát triển. Não của trẻ lại mềm, màng não mỏng.
Vì thế, nếu bị rung lắc mạnh, xương sọ mềm và dẻo của trẻ không chịu được những lực này, sẽ chuyển lực tới não. Khi não không có sự di chuyển đồng bộ sẽ gây ra sự đập trở lại xương sọ làm giập não, phù, chảy máu trong não…
(tapchigiadinh.com.vn) -
Phương Trang