1. Phương pháp massage Tui Na cho trẻ nhỏ
Khi bé bị ho khan, ho gà hay ho ngứa cổ, các mẹ hãy sử dụng liệu pháp massage Tui Na, giúp kích thích cơ thể tự kháng bệnh và trị ho một cách hiệu quả. Phương pháp này đặc biệt có tác dụng khi bị cảm lạnh và nhức đầu, mất ngủ, căng thẳng, kinh nguyệt thất thường, đau lưng, tê cổ…
Massage Tui Na gồm 5 thao tác kỹ thuật cơ bản là: ấn và vuốt nhẹ ngón tay đeo nhân; xoa bóp nhẹ theo chiều kim đồng hồ trên lòng bàn tay; dùng ngón tay cái mát xa nhẹ từ phía xương ức đi ra; véo và kéo dọc xương sống; Mát xa nhẹ phần sau gáy. Khi thực hiện các thao tác, bé sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Massage Tui Na an toàn và hiệu quả, có thể sử dụng với mọi lứa tuổi.
2. Sử dụng mật ong và chanh
Mật ong được coi là một trong những “liều thuốc” trị ho hiệu quả cho trẻ. Lượng mật ong được sử dụng là khác nhau, tùy thuộc vào đột tuổi của trẻ. Đối với trẻ từ 2 đến 5 tuổi, chỉ nên sử dụng bằng ½ thìa cafe, trẻ từ 6-12 tuổi bằng 1 thìa cafe, trẻ từ 12 tuổi trở lên lượng mật ong bằng 2 thìa cafe. Trong một ngày có thể cho trẻ dùng từ 2-4 lần.
Chanh và trà mật ong là lựa chọn tuyệt vời để làm dịu cổ họng đang bị đau và giảm ho. Công thức tự chế nước sirô trị ho tại nhà là tỉ lệ 1:1, 1 thìa mật ong và 1 thìa cafe nước cốt chanh.
Chú ý: Các mẹ không được sử dụng mật ong đối với trẻ dưới từ 12 tháng tuổi trở xuống. Không nên mua các lọ sirô mật ong trị ho tại các cửa hàng thuốc, bởi vì nó có thể chứa các thành phần không tốt, và hầu hết đều chứa chất bảo quản, không đảm bảo được đó là mật ong nguyên chất. Sử dụng mật ong nguyên chất là tốt nhất cho trẻ.
Mật ong được cho là liệu thuốc trị ho hiệu quả cho trẻ (Ảnh minh họa)
3. Hạn chế sử dụng các sản phẩm sữa
Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, nếu bé ho có đờm thì tạm thời nên loại bỏ đường và các sản phẩm từ sữa ra khỏi chế độ ăn của trẻ.
4. Trà thảo mộc
Rễ cây cam thảo, lá cây xô thơm, vỏ quả anh đào dại, cây hồng du... có thể được chế biến thành trà với một ít mật ong giúp làm dịu cơn ho. Nếu bạn không có thời gian tự bào chế ra các loại trà thảo mộc này, bạn không cần lo lắng, hãy sử dụng các sản phẩm Throat Coat của trẻ. Nó bao gồm rất nhiều loại trà thảo mộc và được chế biến dựa trên sự an toàn cho trẻ và thị hiếu của người tiêu dùng. Hiện này, các sản phẩm Throat Coat được bạn sẵn trong các cửa hàng tạp hóa. Ngoài tác dụng trị hoc, trà thảo mộc còn có tác dụng trong việc chữa bệnh viêm vọng.
Ngoài tác dụng trị ho, trà thảo mộc còn có tác dụng trong việc chữa viêm họng
(Ảnh minh họa)
7. Mát xa ngực với tinh dầu triết xuất từ thiên nhiên
Khi mát xa ngực với tinh dầu triết xuất từ thiên nhiên sẽ giúp lưu thông mũi, làm dịu đường hô hấp của bé. Các mẹ có thể tạo ra một tinh dầu thảo dược an toàn bằng cách pha trộn một ít tinh dầu khuynh điệp, dầu bạc hà và cây xô thơm với 2 thìa dầu oliu hữa cơ vào một cái bát. Sau đó, mẹ sẽ xoa bóp hỗn hợp đó lên ngực của bé khi bé đang ngủ.
6. Xông hơi với tinh dầu
Khi tắm cho bé, các mẹ nên sử dụng nước nóng, sau đó đóng cửa phòng tắm và để cho cho căn phòng được bao phủ bởi làn hơi do nước nóng bốc lên. Sau đó, thêm một vài giọt dầu khuyng điệp (bạch đàn) hoặc tinh dầu cây xô thơm vào bồn tắm của trẻ. Cách thức này giúp trẻ dịu cơn ho, nới lỏng bất kỳ sự tắc nghẽn nào trong lồng ngực của bé.
7. Rim hỗn hợp lê với quế
Đây là cách thức hiệu quả cho việc trị ho khan và ho ngứa cổ. Các mẹ cho trẻ ăn ½ đến 1 quả lê trước khi đi ngủ. Việc này sẽ giúp cổ họng các bé thấy dễ chịu hơn.
Hướng dẫn:
- Rửa và gọt sạch vỏ
- Bổ quả lê theo chiều dọc
- Đặt và ấn một thanh quế vào miếng lê đã bổ theo chiều dọc
- Để vào một tô thủy tinh chịu nhiệt tốt
- Đổ nước vào, đổ khoảng ½ tô thủy tinh
- Cuối cùng hâm cho đến khi lê mềm và bảo quản trong tủ lạnh từ 3-4 ngày.
Với những bài thuốc trên sẽ giúp các bậc cha mẹ biết cách xử lý khi con mình bị ho. Nếu trẻ có dấu hiệu không hết thì nên đưa bé đến các trung tâm y tế để khám chữa bệnh kịp thời.