“Mùa hè là mùa nhiều hoa quả nhất trong năm. Trên đường đi làm về, mình gặp đầy những hàng bán hoa quả bắt mắt. Tuy nhiên, nghe mẹ chồng dặn dò không được ăn uống linh tinh, nhất là phải “cạch mặt” với quả nhãn, bởi quả nhãn có thể gây sẩy thai, nếu không cũng sinh non, con sinh ra sẽ xấu xí.
Nghe mẹ chồng nói vậy mình chỉ gật gù còn không tin lắm. Không biết kinh nghiệm của mẹ chồng mình có đúng hay không?”
Bà bầu ăn nhãn được không? – Không nên ăn
Bà bầu ăn nhãn được không là thắc mắc của rất nhiều người. Theo Đông y, quả nhãn mùi thơm vị ngọt, thuộc tính ôn nhiệt, có chức năng bổ ích tâm tỳ, dưỡng cơ ích khí, dưỡng huyết an thần, rất được ưa chuộng.
Bà bầu ăn nhãn được không là thắc mắc của nhiều người
Tuy nhiên, PGS. TS Trần Đình Toán, Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết: “Trong long nhãn có sacaroza, glucoza, protein, axit tatric, chất béo, sinh tố A, B. Các men amylaza, peroxitdaza… Long nhãn được y học cổ truyền sử dụng dưới nhiều dạng như thuốc sắc, thuốc cao, thuốc hoàn, rượu thuốc… riêng rượu thuốc có thể ngâm phối hợp với các vị thuốc khác để bồi bổ cơ thể, chống mất ngủ, suy nhược thần kinh. Tuy nhiên, người ở thể hỏa vượng, cao huyết áp, tiểu đường không nên dùng và phụ nữ đang mang thai không nên ăn nhiều”.
Ở bà bầu, phần lớn xuất hiện âm hỏa hư, có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng như táo bón, tiểu tiện đỏ xẻn, rêu lưỡi khô và vàng, miệng đắng, họng rát, cho nên để từ âm thanh nhiệt, lượng huyết an thai, nên lúc này ăn nhãn, chẳng những không có tác dụng bồi bổ, ngược lại còn làm tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai, đặc biệt là phụ nữ có thai thời kỳ đầu đến 7 – 8 tháng, càng phải kiêng ăn nhãn.
Quả nhãn tốt cho bà bầu sau sinh
Trên trang báo Phụ nữ cũng có bài viết cho biết, đối với sản phụ sau khi sinh con mà ăn nhãn hoặc uống nước nhãn thì lại rất tốt.
Bà bầu không nên ăn nhãn trong suốt thời kỳ mang thai
Ngoài ra, PGS. TS Trần Đình Toán nhấn mạnh: “Sản phụ sau khi sinh, nếu có xuất hiện các triệu chứng váng đầu, chóng mặt hoa mắt, vã mồ hôi, mạch nhỏ lưỡi nhạt, đó là hiện tượng huyết hư khí thoát, có thể ăn cháo nóng nấu với nhãn, nhân sen, hồng táo và gạo nếp, sẽ có tác dụng ích khí bổ huyết rất tốt”.
Nếu bà bầu có hiện tượng phù nhẹ, uống nước nhãn còn có tác dụng điều trị tích cực, cách ăn phải kết hợp với sâm rồi hấp lên ăn. Cũng có thể hầm gà với một chút nhãn… Tất cả đều có lợi cho việc điều dưỡng đối với người sức yếu để lấy lại sức đề kháng.