|
Thai phụ ăn gì để trẻ không dị ứng? |
Bà bầu ăn gì để trẻ không dị ứng?
Bà bầu nên ăn 5 lần các loại hạt /tuần
Trẻ có bị dị ứng hay không có thể phòng trước vào giai đoạn thứ 2 của thai kỳ (tháng thứ 4) và trong vòng từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 9 sau khi sinh ra, tức là có thể làm giảm đáng kể nguy cơ dị ứng cho trẻ.
Trong báo cáo nghiên cứu đăng trên tạp chí Y học nhi khoa của hội Y học Mỹ (JAMA Pediatrics) cho biết, mỗi tuần, thai phụ nên ăn 5 lần các loại hạt như lạc, đậu, vừng, (mỗi lần khoảng 45-55 gram) sẽ giảm được xác suất bị dị ứng khi trẻ chào đời.
Vì vậy, trong thời gian mang thai, thậm chí cả trước và sau khi sinh, các mẹ nên ăn các loại hạt, lạc đều có thể giúp trẻ phòng dị ứng.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, nếu cơ thể mẹ vốn đã bị dị ứng với loại thực phẩm nào đó thì càng phải tránh loại thực phẩm này trong thời gian mang thai. Những thực phẩm khác bị liệt vào các thực phẩm dễ gây dị ứng cũng phải chú ý, đừng dùng quá nhiều. Chẳng hạn như các loại tôm cua, sô cô la, thực phẩm chế biến sẵn…
Bà bầu nên ăn nhiều cá và rau xanh
|
Các chất dinh dưỡng có chứa các loại vitamin C, E, β, carotene và axit béo Omega-3 giúp làm giảm nguy cơ dị ứng. |
Các chất dinh dưỡng có chứa các loại vitamin C, E, β, carotene và axit béo Omega-3 giúp làm giảm nguy cơ dị ứng. Vì vậy, trong thức ăn của trẻ nên có nhiều trái cây và rau củ hơn. Chẳng hạn như các loại hoa quả giàu hàm lượng vitamin C, cà rốt, rau xanh màu sẫm hoặc cá hồi, cá tuyết có chứa axit béo Omega-3.
Cũng có thể thêm một vài thực phẩm vi sinh giúp phòng ngừa các triệu chứng dị ứng đường hô hấp nhưng với các triệu chứng dị ứng da như: viêm da dị ứng, phát ban, bệnh chàm thì tác dụng giảm thiểu và phòng dị ứng ít hiệu quả hơn.
Thực phẩm cần thiết cho mẹ bầu
Trứng cần thiết cho mẹ bầu
Trứng là một loại thực phẩm rất nên ăn vì nó chứa nhiều choline trong lòng đỏ trứng. Nghiên cứu đã chứng minh choline giúp hỗ trợ quá trình sản xuất acetylcholine là chất quan trọng của hệ thần kinh ảnh hưởng trực tiếp đến trí nhớ, duy trì màng tế bào, giúp phát triển trí não của bào thai và phát triển trí nhớ của mẹ bầu. Cứ 1 đến 2 ngày hãy ăn một món chế biến từ trứng như trứng luộc, trứng rán hoặc canh trứng.
Cam rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi
Cam có chứa rất nhiều vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chống cảm lạnh và giúp hấp thụ sắt tốt hơn cho mẹ bầu, giúp răng và xương bé phát triển khỏe mạnh. Mỗi ngày một ly nước cam mỗi ngày sẽ cung cấp cho mẹ bầu nhiều dưỡng chất cần thiết như kali, axit folate, potassium và vitamin C. Axit folate giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh sớm ở thai nhi, giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh về sau. Kali rất tốt cho quá trình trao đổi chất và bổ sung sức khỏe tổng hợp cho mẹ.
Sữa chua
Thường bà bầu nên ăn nhiều sản phẩm từ sữa để cung cấp đủ lượng canxi cần thiết. Nên nhớ rằng sữa chua có chứa nhiều canxi hơn các loại sữa khác nên sẽ giúp xương cả mẹ và con phát triển. Không những thế trong sữa chua còn rất giàu vitamin B, protein và kẽm. Kẽm rất cần thiết trong việc tăng trưởng và sửa chữa tế bào, hỗ trợ quá trình di truyền. Probiotic trong sữa chua giúp mẹ dễ tiêu hóa và tăng cường khả năng miễn dịch. Mẹ khỏe thì con mới khỏe.
Thực phẩm bà bầu không nên ăn
Gan động vật
|
Bổ sung nhiều vitamin A ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của trẻ. |
Các nhà nghiên cứu của Phần Lan và Hoa Kỳ đã nghiên cứu và đưa ra kết luận về tác động của gan động vật với sức khỏe thai kỳ. Ngày nay, để vỗ béo cho gia súc, người ta thường cho động vật ăn nhiều quá mức và đương nhiên gan sẽ bị tích lũy một lượng lớn vitamin A.
Phụ nữ mang thai ăn nhiều gan sẽ khiến một lượng không nhỏ vitamin A thâm nhập vào cơ thể và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ, thậm chí có thể gây quái thai. Bổ sung quá nhiều vitamin A sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của mắt, xương, máu, da, hệ thống thần kinh trung ương, gan, hệ thống sinh sản, hệ thống tiết niệu… của thai nhi.
Thực phẩm có tính axit
Quan niệm dân gian thường cho rằng những thực phẩm có tính axit (đồ chua) là rất tốt cho thai phụ ốm nghén để giảm cảm giác nhạt miệng, buồn nôn. Tuy nhiên, thực tế không phải ăn nhiều đồ chua là tốt cho thai kỳ. Nếu mẹ buồn nôn, cảm giác thèm ăn chua thì cũng nên ăn ở một mức độ vừa phải nhé.
Nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mang thai ăn quá nhiều thực phẩm có tính axit sẽ làm thay đổi dịch trong cơ thể tạo ra hiện tượng axit hóa, làm thúc đẩy mức độ catecholamine trong máu tăng lên.
Hiện tượng này sẽ khiến mẹ cảm thấy khó chịu và tạo cảm giác tiêu cực trong thai kỳ. Chính cảm xúc tiêu cực này sẽ làm kích thích tố và các chất độc hại tiết ra nhiều hơn trong cơ thể mẹ. Đây chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng hở hàm ếch, hở môi và rất nhiều biến dạng khác ở thai nhi.