Nhà khoa học khác người Anh đã thực hiện nghiên cứu và khảo sát trên 30.000 trẻ em, ngoài chế độ ăn không giống nhau, thì sự khác biệt về lối sống trong môi trường gia đình cũng có ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của trẻ. Tỷ lệ mắc bệnh răng miệng của trẻ em trong những gia đình giàu có cao gấp 2 lần nhóm trẻ em trong những gia đình nghèo đói và khó khăn hơn.
Đối với những người trẻ tuổi, đặc biệt là trẻ em tốt nhất là không nên ăn quá 2 hộp sữa chua mỗi ngày.
Tại sao sữa chua có thể gây sâu răng?
Sữa chua và các chế phẩm từ sữa chua khá đa dạng. Trong sữa chua có chứa vi khuẩn axit lactic, một lợi khuẩn phổ biến trong đường ruột có lợi cho tiêu hóa. Khi uống hay ăn nhiều sữa chua mà không súc miệng, súc miệng không kỹ hoặc có nhưng bằng nước súc miệng chuyên dụng thì nó có thể gây sâu răng. Do vi khuẩn axit lactic trong sữa chua dễ dàng lên men trong nước bọt và pha trộn với các mảnh vụn thức ăn còn sót trong miệng bám vào các răng và vết nứt trên bề mặt. Từ đó hình thành nên mảng bám, ảnh hưởng tới bề mặt men răng dẫn đến sâu răng.
Răng có mức độ dung nạp axit không cao, trong khi giá trị PH của khoang miệng cao thì dễ dàng làm hỏng men răng, tạo thành các lỗ sâu, cuối cùng hình thành sâu răng.
Không nên ăn nhiều sữa chua quá mức
Sữa chua có nhiều lợi ích đối với sức khỏe thể chất, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, đối với những người trẻ tuổi, đặc biệt là trẻ em, tránh dùng quá nhiều sữa chua. Tốt nhất là không nên ăn quá 2 hộp mỗi ngày. Dùng quá nhiều bé cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa do mất cân bằng men vi sinh hoặc đau dạ dày. Quan trọng nhất, bạn nên phát triển thói quen tốt trong cuộc sống, mỗi khi uống hay ăn sữa chua, hãy súc miệng sạch sẽ. Một số người thích sử dụng đồ uống để súc miệng, điều đó không khoa học và phản tác dụng. Nhất là việc sử dụng nước ngọt có ga để súc miệng sẽ ảnh hưởng lớn tới men răng của bạn, chưa nói đến trẻ em. Hiểu rõ về sữa chua cùng các mặt lợi hại của nó, bạn sẽ biết và lựa chọn làm điều gì tốt nhất cho con mình.