- Một số loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch, yến mạch.
- Tôm, cua, trứng, cá và các thực phẩm từ trứng.
- Đậu phộng, đậu nành, hạt dẻ.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa.
Cơ chế gây dị ứng
Chất gây dị ứng có trong thức ăn khi vào cơ thể sẽ gây ra phản ứng quá mẫn cảm. Đầu tiên, cơ thể sản sinh ra một loại kháng thể đặc dị, được gọi là protein miễn dịch IgE. Nếu lại tiếp tục ăn thức ăn ấy, chất gây mẫn cảm sẽ thúc đẩy IgE kết hợp với tế bào phì đại của hệ thống miễn dịch để tạo ra histamine. Histamine sinh ra trong các tổ chức, cơ quan khác nhau sẽ gây nên những bệnh lý khác nhau. Ví dụ, histamine phóng ra ở mũi, vòm miệng và họng sẽ làm cho việc nuốt, thở khó khăn; phóng ra ở ruột thì gây đau rát như bị bỏng và đi tả; nếu phóng ra trên da sẽ gây mẩn ngứa, nổi mụn…
Cũng có một số thức ăn chứa chất xúc tiến có khả năng sinh histamine như: cá, nhiều loại pho mát, thực phẩm lên men, rượu vang đỏ, chocolate… Đặc biệt, cá (nhất là cá đông lạnh) thường sản sinh nhiều histamine ở mặt ngoài. Thực phẩm dễ gây dị ứng nhất là các chế phẩm từ sữa, trứng, trai, sò, ốc, đậu nành, đậu vàng, lạc, hạnh đào…
Bà bầu nên đề phòng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng. (Ảnh minh họa)
Tác hại của dị ứng đối với phụ nữ có thai
Người có thai mà ăn những loại thức ăn dễ gây dị ứng không những có thể gây sảy thai, đẻ non, gây dị dạng thai nhi mà còn tăng nguy cơ bị bệnh cho trẻ sau khi chào đời.
Căn cứ vào nghiên cứu phát hiện của các học giả Mỹ thì có khoảng 50% loại thức ăn có tác dụng gây dị ứng đối với cơ thể con người và được phân ra làm hai loại đó là: dị ứng ngấm ngầm và dị ứng hiện rõ ra ngoài.
Đối với với phụ nữ có thai nếu bị dị ứng sẽ lây nhiễm sang con. Bố mẹ có tiền sử bị dị ứng một số thực phẩm thì sau này có thể con cái cũng bị như thế. Thêm vào đó, những thức ăn dễ bị dị ứng đó được tiêu hoá, hấp thu có thể từ đế cuống rốn vào trong tuần hoàn huyết dịch của thai nhi. Đó là nguyên nhân làm trở ngại đến sinh trưởng, phát dục của thai nhi, hoặc trực tiếp làm tổn hại đến một số cơ quan như: phổi, phế quản. Theo đó, thai có thể bị dị dạng hoặc bệnh tật ngay còn trong bụng mẹ.
Cách phòng tránh
Dị ứng thức ăn là vấn đề thai phụ hoàn toàn có thể tự mình phòng tránh để giảm thiểu đến mức tối đa. Sau đây là một số mách nhỏ cho bạn:
- Nếu trước khi mang thai, bạn đã dị ứng với một loại hay một số thực phẩm nào đó thì khi mang thai không được ăn loại thực phẩm này.
- Tránh ăn những loại thức ăn mà trước đây chưa ăn bao giờ, hoặc các thức ăn đã ôi thiêu, để qua ngày, biến chất.
- Sau khi dùng một số loại thức ăn nào đó, nếu thấy có những hiện tượng như: ngứa toàn thân, nổi mề đay hoặc đau bụng, tiêu chảy… cần kịp thời tìm hiểu nguyên nhân thức ăn.
- Không ăn quá nhiều các loại thức ăn dễ gây dị ứng như: cá biển, tôm, cua, nhộng, các loại thực phẩm thuộc nhóm nhuyễn thể (có vỏ cứng như ốc, sò, hến…) và những loại thứa ăn có tính chất kích thích thuộc đắng, cay như rượu, hạt tiêu…
- Khi dùng những thực phẩm thuộc loại protein dị ứng như: gan, thận, trứng, sữa… cần phải được sào nấu chín thật kĩ mới được ăn. Tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm như: rau sống, gỏi cá…
Có hơn 70 loại thực phẩm được miêu tả là nguyên nhân gây dị ứng. Quá trình sản xuất, chế biến, phối trộn thực phẩm có thể làm tăng, hoặc giảm tính dị ứng của thực phẩm. Hiện nay, có thể thông qua một loạt thử nghiệm để xác định cơ thể có mẫn cảm hay không với một loại thức ăn nào đó. Một phương pháp phổ biến là thí nghiệm hấp thụ phóng xạ PRIST: đắp chất nghi ngờ gây dị ứng lên da bắp tay, sau đó quan sát phản ứng ở da để xác định. Do vậy, các thai phụ cũng cần hết sức chú ý trong vấn đề ăn uống nhất là đối với loại thực phẩm dễ gây dị ứng.