Xét theo góc độ y học hiện đại
Sau khi mang thai, cuống rốn của phụ nữ mang thai sẽ tiết ra hoocmon thúc tuyến tính màng lông. Nó có tác dụng ức chế bài tiết vị toan, khiến lượng vị toan bài tiết ra giảm đáng kể, lâu dần làm giảm hoạt tính của men tiêu hóa, từ đó ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và ham muốn ăn của phụ nữ mang thai.
Do vậy, phụ nữ mang thai sẽ xuất hiện cảm giác buồn nôn, nôn ọe và chán ăn. Do vị chua có thể kích thích dạ dày bài tiết dịch dạ dày, hơn nữa có thể nâng cao hoạt tính của men tiêu hóa, thúc đẩy ruột co bóp, tăng cảm giác thèm ăn, có lợi cho việc tiêu hóa và hấp thu thức ăn, vì thế chỉ cần phụ nữ mang thai ăn một chút đồ ăn chua thì hiện tượng buồn nôn, nôn mửa lập tức giảm với mức độ khác nhau.
Đa số chị em thai nghén thích ăn đồ chua. (Ảnh minh họa)
Xét theo góc độ dinh dưỡng học
Phụ nữ mang thai ăn nhiều đồ chua cũng có tác dụng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Thông thường, sau 2 – 3 tháng mang thai, xương của thai nhi bắt đầu hình thành. Thành phần chủ yếu cấu thành xương là canxi, song cần phải khiến canxi tập trung lại để hình thành nên xương, bởi vậy nhất thiết phải có sự tham gia của chất chua, phụ nữ mang thai ăn nhiều chất chua có thể giúp ích cho sự phát triển xương của thai nhi. Sắt là nguyên tố vi lượng cần thiết trong cơ thể người, là nguyên liệu không thể thiếu trong việc cấu tạo lên huyết sắc tố mà trong quá trình mang thai bà bầu thường dễ thiếu máu do thiếu sắt.
Tuy nhiên, chỉ có trong môi trường axít nguyên tố sắt mới có thể chuyển từ bậc cao xuống bậc thấp để dạ dày dễ hấp thu, phụ nữ mang thai ăn nhiều đồ chua có lợi cho việc phòng và chống bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Ngoài ra, vitamin C cũng là dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ mang thai và thai nhi, có tác dụng quan trọng đối với thai nhi trong việc hình thành tế bào, cấu thành các bộ phận, phát triển tâm huyết quản, kiện toàn hệ thống tạo máu. Vitamin C còn có thể làm tăng sức đề kháng của cơ thể mẹ, thúc đẩy sự hấp thu sắt mà những thức ăn giàu vitamin C đều có tính chua, phụ nữ chỉ cần ăn đồ chua cũng có thể cung cấp lượng vitamin C tương đối cho cơ thể thai nhi.
Từ đó có thể thấy, phụ nữ mang thai ăn chua là phù hợp với nhu cầu sinh lý và dinh dưỡng. Song, phải có giới hạn nhất định. Theo nghiên cứu khoa học thì thai phụ không nên lạm dụng đồ chua quá mức. Nghiên cứu gần đây đã phát hiện, nếu phụ nữ mang thai ăn quá nhiều đồ chua thì có thể làm giảm nồng độ pH trong cơ thể, dễ gây ra mỏi mệt, rệu rã. Hơn nữa, phụ nữ mang thai ăn chua trong thời gian dài, có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây dị tật cho thai nhi.
Có một số phụ nữ mang thai thích ăn dưa muối, sản phẩm này mặc dù có vị chua nhất định, song thành phần dinh dưỡng về cơ bản đã mất và trong dưa muối còn chứa chất gây ung thư, vì thế nếu ăn quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và con. Bởi vậy, phụ nữ mang thai thích ăn đồ chua tốt nhất nên chọn những loại hoa quả tươi như hồng, anh đào, nho, táo, lựu… vừa có vị chua mà hàm lượng dinh dưỡng lại phong phú, vừa cải thiện được tình trạng “nghén” của mình và có thể kích thích ăn uống, tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể.