Dưới đây là vài lưu ý nhỏ khi bạn muốn mang thai ở độ tuổi này:
Cơ hội làm mẹ ở tuổi 40
Khi bạn 40 tuổi, cơ hội mang thai tự nhiên chỉ ở mức 40% và tỉ lệ này sẽ giảm dần theo độ tuổi ngày càng tăng lên của bạn. Sau 45 tuổi, bạn sẽ rất khó mang thai tự nhiên. Bởi trước thời kỳ mãn kinh khoảng 15 năm, số lượng trứng bắt đầu suy giảm một cách đáng kể.
Tuy nhiên, khả năng sinh sản của bạn không hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng trứng mà còn phụ thuộc vào chất lượng trứng.
Sau 40 tuổi, trứng của bạn nhiều khả năng có vấn đề về cấu trúc hay còn gọi là bất thường nhiễm sắc thể, điều này làm tăng nguy cơ sâyy thai và dị tật bẩm sinh cho bé.
Cách điều trị và hỗ trợ y tế khi mang thai ở tuổi 40
Hiện nay, phương pháp IVF (thụ tinh ống nghiệm) và ICSI (tiêm tinh trùng vào buồng tử cung) là hai phương pháp được sử dụng nhiều nhất nhằm hỗ trợ cho việc sinh con ở độ tuổi sau 40. Sử dụng phương pháp này, cứ 10 ca thì có 1 ca thành công đối với sản phụ ở tuổi 40, ở một số bệnh viện lớn tỉ lệ này có thể tăng lên.
Bạn cũng có thể suy nghĩ đến việc sử dụng nguồn trứng hiến tặng để mang thai. Thực tế, có hơn một nửa số trẻ sinh ra nhờ thụ tinh ống nghiệm cho bà mẹ trên 40 tuổi là sử dụng nguồn trứng hiến tặng.
Ảnh minh họa
Ưu điểm và nhược điểm của việc có con ở tuổi 40
Ưu điểm
Có lẽ lợi thế lớn nhất khi có con ở tuổi 40 là bạn đã thực sự vững vàng về tâm lý, tài chính. Bạn đã có thời gian trải nghiệm cuộc sống nên sẽ có những quyết định khôn ngoan khi nuôi dạy con cái.
Ở độ tuổi này, sự nghiệp mang đến cho bạn nhiều mối quan hệ nhất định và thu nhập của bạn cũng ở mức cao hơn. Sau khi sinh, bạn có thể trở lại với công việc nhanh chóng hơn mà không ảnh hưởng đến sự thăng tiến trong công việc.
Khi 40 tuổi, bạn cũng ít quan tâm hơn đến nhu cầu của bản thân thay vào đó là sự hạnh phúc khi được yêu thương con mình. Đặc biệt, ở tuổi 40, nếu bạn mang thai tự nhiên thì khả năng sinh đôi của bạn là rất cao. Vì khi ở gần độ tuổi tiền mãn kinh thì nội tiết tố hoạt động mạnh hơn để rụng trứng dẫn đến việc có hai quả trứng rụng cùng một lúc. Hai quả trứng đó nếu được thụ tinh sẽ cấy vào tử cung của bạn và kết quả là hai em bé sinh đôi khác trứng.
Nhược điểm
Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe, bác sĩ sẽ phân bạn vào nhóm sản phụ có nguy cơ cao. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần nhận được sự chăm sóc tốt nhất từ gia đình và bác sĩ.
Các biến chứng khi mang thai muộn sẽ tăng gấp đôi như: tiểu đường thai kì, tiền sản giật, huyết áp cao, nhau tiền đạo (trũng nhau thai), nhau bong non… Khi gặp phải những nguy cơ này thì sinh mổ là biện pháp tốt nhất cho bạn. Lúc sinh bé bạn cũng rất dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như: khó sinh, sinh non, bé sinh ra quá nhẹ cân...
Việc xét nghiệm trong thời kì mang thai rất quan trọng với bạn vì khi bạn sinh con muộn thì tỉ lệ bé mắc hội chứng Down rất cao, cứ 200 trẻ được sinh ra bởi các bà mẹ trên 40 tuổi thì có 1 bé mắc hội chứng này. Đồng thời sự thay đổi các nhiễm sắc thể ở độ tuổi này cũng làm tăng nguy cơ sẩy thai. Một nửa số phụ nữ mang thai ở tuổi 42 bị sẩy thai và con số này tăng lên ¾ ở độ tuổi 45.
Những điều bạn nên làm khi muốn làm mẹ ở độ tuổi 40
Hãy để cho mình cơ hội tốt nhất để có một thai kì bình thường và một em bé khỏe mạnh. Thay đổi lối sống là điều đầu tiên bạn nên làm đó là cắt bỏ hoàn toàn thuốc lá, rượu bia, đồng thời giữ cho mình trọng lượng cân đối, khỏe mạnh.
Nếu bạn quan hệ tình dục 2 -3 lần/ tuần không có biện pháp bảo vệ mà không thấy mang thai thì bạn hãy đến bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân tại sao bạn không thể thụ thai. Một số căn bệnh khiến bạn khó thụ thai như: kinh nguyệt không đều, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và các bệnh lây lan qua đường tình dục khác.
Nếu thực sự muốn có con ở độ tuổi này, điều bạn cần là hãy gặp bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ về y tế (nếu cần) hoặc sự tư vấn để bạn có một thai kì ổn định và một em bé khỏe mạnh.