Bỏng là tai nạn thường gặp ở trẻ, số lượng bệnh nhi phải nhập viện cấp cứu, điều trị, thậm chí tử vong do bỏng ngày càng gia tăng, nhất là vào thời gian nghỉ hè. Trong số các nguyên nhân gây bỏng như bỏng lửa, nước sôi, điện, hóa chất, thì bỏng nước sôi và bỏng lửa chiếm tỷ lệ cao nhất.
Việc sơ cứu ban đầu ở nhà khi trẻ bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho vết thương không bị ăn sâu vào bên trong và tránh tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên hiện nay vẫn có nhiều gia đình chưa có kiến thức hay nói đúng hơn là hiểu sai về sơ cứu ban đầu khi trẻ bị bỏng khiến vết thương của trẻ càng trở nên trầm trọng hơn.
Để giúp người lớn có thể phản ứng kịp thời và chính xác khi trẻ bị bỏng, dưới đây là một vài lưu ý về cách sơ cứu mà mọi người nên nắm rõ.
Bước đầu khi trẻ bị bỏng người lớn cần:
|
Bỏng nước sôi là trường hợp phổ biến nhất ở trẻ. Ấm nước sôi, cốc nước nóng, nồi nước đun bếp nếu không được để cẩn thận rất dễ gây ra tai nạn đáng tiếc ở trẻ nhỏ
|
|
Khi trẻ bị bỏng, trước tiên người lớn hãy đưa trẻ tránh khỏi chỗ đó và đảm bảo hiện trường không còn gây nguy hiểm gì nữa cho cả bạn và bé.
|
|
Nếu bé làm đổ cả nước nóng lên quần áo thì người lớn nên nhanh chóng cởi quần áo ra cho bé để tránh cho bé bị bỏng nặng thêm. Nên cởi từ từ và hạn chế va chạm vào những vết bỏng khác trên người.
Khi vết bỏng ở tay, nếu mẹ thấy lúc đó trên tay con có đeo đồng hồ hay vòng thì cũng nên tháo ra.
|
Bắt đầu sơ cứu
|
Khi trẻ bị bỏng nhẹ, người lớn nên làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng khoảng 15 - 20 phút. Nước sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương. Không dùng nước lạnh, nước đá (trong tủ lạnh) để làm mát da cho trẻ.
|
|
Nếu vết bỏng nặng, người lớn không nên để trẻ ngâm nước trên 20 phút vì lúc đó thân nhiệt của bé có thể hạ một cách nhanh chóng.
|
|
Che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn. Nếu không có gạc có thể dùng vải sạch
|
Trường hợp cần đưa đi bệnh viện