Thực tế, phổi của thai nhi không giống với phổi của chúng ta, chúng chứa đầy nước và chính nước ối giúp phổi trưởng thành. Trong suốt 9 tháng nằm trong bụng mẹ, thai nhi lớn lên là nhờ nhận được lợi ích từ hơi thở của mẹ, bao gồm oxy và tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.
Phổi và hệ thống tuần hoàn của mẹ sẽ giúp cung cấp máu, chất dinh dưỡng và oxy cũng như loại bỏ chất thải trong cơ thể cả người mẹ và thai nhi. Trong thời gian này, hệ thống tuần hoàn của bé vẫn đang phát triển, vì thế dây rốn và nhau thai kết nối em bé với mẹ sẽ đảm nhiệm các chức năng của phổi.
Thở thay thế
Quá trình trao đổi oxy và carbon dioxide trong cơ thể thai nhi sẽ thông qua nhau thai và dây rốn kết nối giữa mẹ và bé. Máu của người mẹ cũng sẽ lưu thông qua nhau thai và đồng thời mang chất dinh dưỡng đến cho em bé. Nhau thai được gắn vào thành tử cung và dây rốn vì vậy trong 9 tháng mang bầu, người mẹ có nhiệm vụ thở cho cả em bé nữa. Quá trình thở thay thế được diễn ra như sau: khi người mẹ hít vào, oxy trong không khí sẽ đi qua hệ thống tuần của người mẹ, đi vào nhau thai và dây rốn đến thai nhi. Sau đó, carbon dioxide cũng sẽ từ cơ thể bé đi qua nhau thai và dây rốn đến hệ thống tuần hoàn người mẹ và đi ra ngoài khi mẹ thở ra.
Thở thực hành
Mặc dù khi nằm trong bụng mẹ bé không chính thức thở nhưng có đôi lúc mẹ vẫn cảm thấy những chuyển động nhẹ như bé đang thở, thực ra là bé đang tập thở (thở thực hành). Ở khoảng tuần thai thứ 9, thai nhi bắt đầu tập thở tuy nhiên đến những tháng cuối thai kỳ, mẹ mới nhận thấy hiện tượng này rõ rệt hơn. Trong quá trình tập thở sẽ làm nước ối đi vào – đi ra khỏi phổi của bé.
Đến tuần 24-28 thai kỳ, cơ thể của mẹ có những thay đổi mạnh mẽ. Nước ối sẽ sản xuất ra một chất gọi là surfactant – còn gọi là “chất tẩy rửa” phổi. Các chất surfactant này sẽ bao phủ lên phổi, khiến các túi khí mở ra. Nếu thai nhi không nhận đủ các chất surfactant thì phổi của bé có thể bị xẹp khi bé chào đời.
Thở chính thức
Em bé có hơi thở chính thức đầu tiên khi bé khóc chào đời. Một số bé sẽ tự khóc nhưng có một số bé cần sự hỗ trợ của y tá hay bác sĩ. Các bé sơ sinh thường thở rất mạnh và nhanh sau sinh là bởi sự thay đổi đột ngột môi trường sống. Khi dây rốn được cắt là lúc thai nhi chính thức sử dụng phổi của mình. Lúc này bé đang tự hít thở một mình và quá trình hít vào, thở ra sẽ khiến nước ối trong phổi được rút cạn hoặc hệ hô hấp sẽ hấp thụ hết. Ngay sau đó, hai lá phổi có thể tự phồng lên, đưa oxy vào máu và tách cacbon dioxit ra khỏi máu sau đó thải ra ngoài bằng đường thở.