Sau cưới chúng tôi về ở
nhà nội với mẹ, em gái và bà ngoại tôi. Em gái tôi không may bị thiểu năng trí tuệ nên có những cử chỉ lời nói không được bình thường nhưng vợ lại không hiểu nên có nhưng lời nói cử chỉ không được
gần gũi và có thái độ coi thường, tôi đã nhiều lần tâm sự là em bị bệnh nhưng vợ vẫn không nghe.
Ngoài thời gian ở cơ quan về nhà vợ tôi hầu như không trò chuyện tậm sự gì với mẹ chồng và bà ngoại cả, chỉ dành thời gian bên con và đóng phòng nằm ngủ mặc dù tôi đã nhiều lần khuyên bảo nên nói chuyện tâm sự cởi mở cùng mẹ và bà cho không khí gia đình vui vẻ hơn. Mẹ tôi và bà ngoại thì luôn phàn nàn về thái độ của vợ và bà rất buồn vì con và cháu dâu như vậy.
Trả lời:
Vợ bạn còn trẻ, vừa đi làm như chồng, lại phải nuôi con nhỏ, vậy mà bạn còn yêu cầu cô ấy thêm nhiều việc nữa. Trò chuyện tâm sự với bà ngoại, với mẹ chồng, chịu đựng và yêu thương cô em chồng có khiếm khuyết, lúc nào cũng phải tươi cười là việc quá sức với một người vợ trẻ. Còn bạn, không biết bạn đã làm gì để giúp vợ, làm cho vợ vui, để cảm thấy lấy được bạn là hạnh phúc lớn với cô ấy, hay chỉ biết đòi hỏi? Hãy nhớ, cô ấy không phải là bạn, không gắn bó, yêu thương những người thân của bạn từ nhỏ như bạn, cô ấy sống với họ là “vì cây dây quấn”, vì yêu bạn, lấy bạn mà cô ấy phải chấp nhận cả những người trong gia đình bạn. Chỉ cần cô ấy không hỗn láo, đối xử chừng mực với họ là đã tốt lắm rồi. Còn tình yêu thương, gắn bó, thân thiện phải được xây dựng dần dần và phải xuất phát từ hai phía. Bà ngoại của bạn, mẹ bạn luôn phàn nàn về cô ấy, khắt khe trong việc đánh giá, nhìn nhận cô ấy, mà lại đòi cô ấy phảigần gũi, yêu thương.
Muốn nhận được điều gì, người ta phải trao đi điều đó. Không ai có thể ép buộc ai đó yêu mình, nếu mình chưa thật sự cởi lòng với người ta.Thật ra, vợ bạn đáng thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ hơn là trách móc hay dọa ly dị bạn ạ!