Bác sĩ Lương Cần Liêm kính mến
Dù mới đang là một nữ sinh viên năm thứ hai, cháu đã đi làm thêm và có mức thu nhập ổn định (2 triệu đồng/tháng). Cháu được giới thiệu làm phiên dịch nửa ngày cho một phòng khám Đông Y (cháu học chuyên ngành tiếng Trung).
Công việc của cháu là phiên dịch cho các bác sĩ khi có người đến khám bệnh. Phần lớn bệnh nhân đến chữa các bệnh liên quan đến đời sống lứa đôi như: Xuất tinh sớm, rối loạn cương, vô sinh…
Dù đã có sự chuẩn bị, nhưng những ngày đầu tiên cháu hơi bị khớp vì thiếu nhiều từ chuyên môn và cháu đã rất ngượng khi nghe những từ ngữ rất tế nhị. Toàn là những bệnh thầm kín, nhưng bệnh nhân phải nói ra để bác sĩ chẩn đoán, càng miêu tả cụ thể càng tốt. Càng đi sâu vào vấn đề cháu càng thể hiện sự non nớt của mình.
Tìm được một việc làm thêm đúng với chuyên ngành đang học là cực khó nên cháu đã quyết tâm đọc các tài liệu liên quan để có từ chuyên môn và quan trọng hơn là hiểu cơ chế. Vừa đọc vừa hỏi trực tiếp các bác sĩ, vừa tra cứu trên mạng, chỉ sau một tuần cháu đã chuyển ngữ thành công rất nhiều ca khó nói.
Rồi những ngày sau đó mọi thứ đơn giản hơn vì các bệnh nhân thường có triệu chứng khá giống nhau, trong khi đơn thuốc cũng như lời khuyên của bác sĩ là không khác nhau nhiều lắm.
Hằng ngày cháu thích lên mạng tìm được các tài liệu liên quan đến tình dục. Thế rồi một lần vô tình cháu đã click vào một trang web đen. Và cứ thế, ngày nào cháu cũng đọc nó, cứ mụ mị trong thế giới của những câu chuyện XXX.
Khách đến với phòng khám ngày càng đông. Nhiều khách hàng yêu cầu xin số điện thoại của cháu để tiện trao đổi khi cần thiết. Phòng khám chủ động mua cho cháu một chiếc điện thoại kèm sim để trả lời cho bệnh nhân (mỗi tháng cháu được trả thêm 200 nghìn đồng).
Đêm đang ngủ cháu vẫn phải thức giấc để giải thích cho các bệnh nhân, mặc dù cháu chỉ là một phiên dịch a ma tơ và chưa từng quan hệ tình dục. Nhiều khi bệnh nhân hỏi xong chẳng kịp tắt máy cứ để cháu nghe trọn vẹn "cuộc vui" với những âm thanh rất kích động.
Mỗi khi được hỏi đến "chuyện ấy" (dù là bênh nhân nam hay nữ) vào đêm khuya người cháu cứ run bần bật vì vừa sợ vừa thích. Câu hỏi thường gặp nhất: "Lúc ấy bác sĩ nói anh/chị phải làm thế nào ấy nhỉ, em có nhớ không?" Cháu hình dung mình đang là người trong cuộc và cứ thả để cho trí tưởng tượng của mình làm nhiệm vụ.
Cả tuần nay cháu phải nghỉ học và làm thêm vì mệt mỏi. Đầu óc cháu lúc nào cũng lởn vởn chuyện tình dục. Cháu đi khám bệnh thì bác sĩ bảo là bị suy nhược cơ thể, cứ nghỉ ngơi là sẽ khỏi.
Lạ một điều là tuy rất mệt mỏi, nhưng nếu có bệnh nhân gọi điện thoại hỏi những vấn đề liên quan đến tình dục là cháu lại hoạt bát hẳn lên. Đã có ngày cháu tắt máy điện thoại, không vào mạng đọc chuyện XXX, nhưng tình trạng có vẻ còn tồi tệ hơn. Tâm thần của cháu chắc chắn có vấn đề rồi bác sĩ ạ.
Cháu mong chờ thư trả lời của bác sĩ.
Giáo sư tâm lý, bác sĩ tâm thần Lương Cần Liêm
L.L thân,
Trước tiên, xin nói đến hiện tượng và triệu chứng "ám ảnh".
Trong trí con người, tượng trưng thực tế (tiếng Pháp là la réalité; tiếng Anh là the reality) và thực tể (le réel; the real) là những "hình" ghép với "ngủ". Tức là cái "ảnh" ấy qua tiếng nói có thể có nhiều ý nghĩa đi đôi, đi song song, hoặc có vẻ ngược ý với nhau.
Ví dụ, thấy con nít mà nhớ đến cháu mình rồi "nói ra" và "hành động": Sao thấy ghét thế…rồi đến nhéo một cái để đứa trẻ khóc òa lên làm cho người lớn cười rần. Đứa bé từ đó tưởng tình thương là đau đớn!
Thuyết phân tâm học (S.Freud) cho rằng "sắc tính" (sexualité) là động cơ cơ bản nhất phân biệt nam nữ, phân ranh cái sống cái chết, xét đoán thành công hay thất bại thì ám ảnh là triệu chứng của những xung đột, tranh chấp tâm lý giữa hai vấn đề, hai nhu cầu, hai sự thật (sự thật trong và ngoài…). Nói theo y học cổ truyền là chênh lệch khí âm dương trong con người, hay ở một bộ phận…
Trong chuyện của cháu có hai vế. Ám ảnh những người "bệnh" và những "ca" đã nghe và giúp giải quyết. Ám ảnh đến nội dung tình dục mà trong đó lẫn lộn "sex" và "sắc tính". Văn hóa phương Đông chưa phân biệt rõ ràng hai chuyện này trong con người.
Điểm sau là cháu "chưa" có kinh nghiệm và thực tiễn thế nào là cái bình thường của "sex" và của "sắc tính" nên xảy ra cái tranh chấp nội tâm về "tình yêu bình thường" như thế nào? Giống như sinh viên Y khoa những năm đầu thấy như bị bệnh mỗi lần đọc sách chuyên môn hay gặp bệnh nhân.
Nếu trình trạng ám ảnh kéo dài thì cháu nên ngừng việc "trực tiếp" gặp người bệnh vì cứ va chạm với nguyên nhân bên ngoài sẽ làm mình phát bệnh luôn.
Thân
Bác sĩ Liêm
Theo Hoa học trò