Theo đó, lãi suất cho vay ưu VND đãi đối với khách hàng xuất khẩu tại Agribank là 11%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND tối đa bằng 13%/năm (nông nghiệp, nông thôn; dự án sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu; doanh nghiệp nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ); lãi suất cho vay đối tượng khác 14 - 15,5%/năm.
Lãi suất cho vay trung, dài hạn đối với hộ sản xuất nông - lâm - ngư - diêm - nghiệp, sản xuất, thu mua, chế biến hàng nông sản thực phẩm tiêu dùng trong nước: trung hạn từ 14,5% - 16,0%/năm; dài hạn từ 15% - 16,5%; cho vay sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu hàng nông sản, thực phẩm và sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa khác: trung hạn từ 13,5% - 15%/năm; dài hạn từ 14% - 16%/năm; cho vay đối với sản xuất kinh doanh các ngành nghề khác: trung hạn từ 15% - 16,5%/năm; dài hạn từ 15% - 17%/năm; cho vay lĩnh vực phi sản xuất từ 14,5% - 17,5%/năm...
Theo tính toán của Agribank, đợt điều chỉnh giảm 1,5% lãi suất cho vay trong tháng 2/2012 đã làm giảm lợi nhuận của ngân hàng này khoảng 1.300 tỷ đồng; đợt điều chỉnh giảm trong tháng 3/2012 đã làm giảm lợi nhuận khoảng 639 tỷ đồng; việc giảm lãi suất đối với các hợp đồng cũ làm giảm lợi nhuận của Agribank xấp xỉ 2.000 tỷ đồng.
“Như vậy, chỉ tính riêng qua ba lần giảm lãi suất cho vay, lợi nhuận của Agribank đã giảm lũy kế xấp xỉ 4 nghìn tỷ đồng”, Agribank tính toán.
Tổng dư nợ cho vay của Agribank tính đến 31/5/2012 đạt 446.862 tỷ đồng, tăng 0,8% so với cuối năm 2011. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt gần 305.157 tỷ đồng, tăng 5.983 tỷ đồng (2%) so với cuối năm 2011, chiếm tỷ lệ gần 70% tổng dư nợ.