Để cháo không bị trào ra ngoài khi sôi, bạn nên cho vào cháo một ít dầu ăn.
2. Nấu cơm
Nên đun sôi nước trước khi cho gạo vào vì trong nước máy có chất làm hao tổn vitamin B1 trong gạo.
3. Luộc mỳ sợi
Bạn không nên để nước sôi sùng sục mới cho mỳ vào vì như vậy mỳ chín không đều. Nên cho mỳ vào lúc nước bắt đầu nổi bọt lăn tăn, đảo qua vài lần, đậy vung cho tới khi sôi rồi đổ thêm ít nước lạnh, sau khi nước sôi lại thì nhấc xuống.
4. Thời điểm nêm muối
Với các loại củ thì bạn nên nêm muối sớm hơn để muối thấm vào thực phẩm, còn nếu là rau thì nêm trước khi nhấc xuống để giữ được các chất dinh dưỡng và rau không bị nhũn.
5. Nêm xì dầu
Nên nêm xì dầu trước khi tắt bếp, vì nếu nêm sớm món xào sẽ có vị chua, lượng đường trong xì dầu bị phân giải khi gặp nhiệt độ cao.
6. Nêm bột ngọt hợp lý
Sau khi bạn múc đồ ăn ra bát hoặc đĩa (còn nóng) thì mới nêm bột ngọt, nêm sớm sẽ độc hại. Không nên cho trực tiếp bột ngọt vào thức ăn mà nên hòa tan vào một ít nước xào hoặc nước canh rồi mới trộn chung vào.
7. Cách nêm các gia vị
Theo nguyên tắc loại nào lâu thấm thì nêm trước. Ví dụ: phải nêm muối và đường thì nêm đường trước rồi mới tới muối, sau đó là dấm, xì dầu, nước mắm, cuối cùng là bột ngọt. Các gia vị có mùi hương đặc trưng như xì dầu, nước mắm thời gian nấu càng ngắn càng tốt.
8. Cách chưng, hấp cá
Ðập một quả trứng và thoa đều lên cá, cá sẽ hấp thụ các chất trong trứng và thức ăn trở nên ngon, bổ hơn.
9. Xào thịt, cá
Nên dùng dầu thực vật, vì trong dầu có chất khử mùi tanh, còn xào rau thì nên dùng mỡ heo, rau xào sẽ thơm, ngon và đẹp mắt hơn.
theo ione