1. Xem lại chế độ ăn ăn uống: Một số mẹ bầu có quan niệm phải ăn cho hai người, tuy nhiên, điều đó hoàn toàn sai lầm, đặc biệt khi mà thời gian này bạn đã giảm bớt các việc vận động nặng.
Theo các chuyên gia, bà bầu ăn gì thì đứa trẻ trong bụng mẹ sẽ hấp thụ những dinh dưỡng đó. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều sẽ không có lợi cho người mẹ. (Hình minh họa)
2. Luôn cẩn thận với các sản phẩm chứa vitamin A: Việc nạp nhiều vitamin A sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi. Nếu bạn muốn bổ sung thêm vitamin, hãy nghiên cứu kỹ thành phần trên bao bì. Theo các chuyên gia thì một bà bầu chỉ nên bổ sung khoảng 7.000-8.000 IU vitamin A từ các nguồn thực phẩm khác nhau.
Khoai tây chứa nhiều vitamin A và C nên việc sử dụng khoai tây hàng ngày cũng cần hết sức lưu ý. (Hình minh họa)
3. Bổ sung vitamin D: Vitamin D giúp bé phát triển xương và răng. Trung bình mỗi ngày, bà bầu nên lựa chọn ít nhất 4 sản phẩm sữa hoặc thực phẩm giàu canxi để đảm bảo nhận được từ 1000-1300 mg canxi. Nếu cảm thấy chế độ ăn chưa đủ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung thêm vitamin D.
Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn vitamin D rất tốt cho bạn và em bé. (Hình minh họa)
4. Mỗi ngày nên lựa chọn một loại thực phẩm chứa axit folic: Vì hệ thống thần kinh trung ương bắt đầu phát triển trong những tuần đầu của thai kỳ nên bạn cần bổ sung axit folic từ sớm và tiếp tục sử dụng cho đến 8 tuần sau khi thụ thai. Việc bổ sung axit folic sẽ giúp giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh như nứt đốt sống của em bé.
Các loại rau xanh chứa nhiều axit folic sẽ rất có lợi cho thai nhi. (Hình minh họa)
5. Cần tránh một số loại thực phẩm không tốt khi mang thai: Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ mang lại an toàn cho đứa trẻ trong bụng, vì thế các mẹ bầu cần hết sức lưu ý những nguyên tắc sau:
- Tránh uống rượu khi mang thai. Rượu dễ gây sinh non, dị tật bẩm sinh, chậm phát triển tâm thần và là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thiếu cân.
Rươu, thuốc lá nên loại khỏi chế độ dinh dưỡng của bà bầu. (Hình minh họa)
- Nên ăn chín, uống sôi bởi vi khuẩn Listeria được tìm thấy trong sữa, thịt, hay cá có thể là nguyên nhân gây hại tới sự phát triển của em bé, thậm chí gây sẩy thai. Vì thế, những món ăn như sushi, bít tết tái cần phải được loại bỏ khỏi thực đơn của các mẹ bầu.
- Sử dụng caffeine không quá 300mg mỗi ngày. Trung bình một ly cà phê có khoảng 150mg caffeine trong khi trà đen có khoảng 80 mg. Mẹ bầu cần lưu ý khi sử dụng socola vì sản phẩm này cũng chứa caffeine tương đương 1/4 tách cà phê.
- Giảm lượng chất béo đưa vào cơ thể khoảng 30% hoặc ít hơn tổng số calo hàng ngày của bạn. Điều đó nghĩa là một mẹ bầu trung bình ăn 2000 calo một ngày thì chỉ nên có khoảng 65 gram chất béo hoặc ít hơn.
- Trong thịt lợn và gia cầm cũng có chứa vi khuẩn đường ruột Salmonella. Bà bầu nên lưu ý nấu thịt thật kỹ để tránh nhiễm vi khuẩn này.
6. Thèm ăn khi mang thai có quá đáng lo? Thực ra bạn không phải là người duy nhất thèm những món kỳ lạ trong thời gian này. Chiều cơ thể một chút cũng không phải là vấn đề, tuy nhiên tránh ăn quá nhiều bởi nó có thể không tốt cho em bé của bạn.
Ăn quá nhiều kem cũng không có lợi vì dễ khiến bà bầu tăng cân . (Hình minh họa)
7. Đừng quên hải sản: Nghiên cứu cho thấy việc ăn hai bữa hải sản một tuần sẽ giúp em bé được phát triển khỏe mạnh và có chỉ số IQ cao.
Hải sản nấu chín được khuyến khích là rất tốt cho bà bầu. (Hình minh họa)