Phụ nữ sắp làm mẹ thường làm những gì mà họ cho là tốt nhất cho bé đang lớn lên từng ngày trong bụng. Nhưng với những hướng dẫn và quan điểm khác nhau từ nhiều người, các thai phụ rất dễ bị nhiễu thông tin.
Cách tốt nhất là nếu điều gì bạn không rõ, đừng ngại hỏi bác sĩ để có câu trả lời chính xác nhất. Thế mới cần đến vai trò bác sĩ phải không nào! Và bên cạnh hỏi bác sĩ, bạn cũng cần “né” luôn những sai lầm thường gặp bên dưới khiến những bà mẹ thông minh nhất cũng dễ trở thành nạn nhân.
Sai lầm thứ 1: Ăn cho mẹ và bé
Thật đáng tiếc phải nói với bạn rằng, khi que thử thai báo cho bạn tin vui, điều đó không có nghĩa bạn có thể ăn thoải mái cho thỏa thích. Trên thực tế, để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé phát triển, bạn chỉ cần bổ sung thêm 300 calo mỗi ngày trong khẩu phần ăn cho phụ nữ mang thai. Thậm chí, việc cung cấp thêm năng lượng này thật sự cũng không cần thiết cho đến khi bắt đầu 3 tháng giữa của thai kỳ. Bạn cần biết, tăng cân quá mức có thể dẫn đến các biến chứng như tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật, vì thế để giữ cho cân nặng trong giới hạn khuyến cáo là điều rất quan trọng. Tốt nhất là bạn hãy hỏi bác sĩ để biết rõ bạn cần tăng bao nhiêu ký khi mang thai là hợp lý nhất.
Theo Hiệp hội Thai sản Mỹ, phụ nữ có cân nặng vừa phải cân trước khi mang thai thì nên tăng khoảng 11-16kg; người bị thiếu cân trước khi có thai thì nên tăng khoảng 12-18kg; phụ nữ thừa cân trước khi có thai thì nên tăng khoảng 7-11kg; người béo phì thì nên theo chỉ dẫn của bác sĩ nhưng chỉ nên tăng từ 6-9kg; thai sinh đôi thì nên tăng từ 16-20kg.
Hãy giữ cho tinh thần thật thoải mái khi mang thai. (ảnh minh họa)
Sai lầm thứ 2: Bắt đầu ăn kiêng
Một số phụ nữ lợi dụng cơ hội mang thai để bạo biện cho các hành vi tự nuông chiều mình quá đà, trong khi một số khác lại làm ngược lại và kết quả là tăng không đủ “chỉ tiêu” cân nặng khi mang thai. Bạn đừng quên cơ thể bạn đang nuôi thêm một sinh linh khác, chính vì vậy bạn bắt buộc phải tăng cân! Có thể trước đây bạn chưa từng hài lòng với hình thể của mình, nhưng đây thật sự không phải là lúc để ăn kiêng cho mục đích giảm cân. Thay vào đó, bạn sẽ cần phải ăn uống cân bằng thật tốt giữa bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ, tham gia các bài tập thể dục đã được bác sĩ cho phép, và đừng lo về việc giữ “phom” vì bạn sẽ có rất nhiều thời gian để làm điều đó ngay sau khi bé chào đời.
Các nghiên cứu đã cho thấy phụ nữ tăng ít cân hơn mức cần thiết sẽ có nguy cơ sinh con thiếu cân. Trẻ sinh ra bị thiếu cân có nguy cơ bị tử vong hay kém phát triển thể chất và trí tuệ.
Sai lầm thứ 3: Bỏ qua tiền thai sản
Nhiều phụ nữ sắp làm mẹ bị ốm nghén hoặc thường xuyên buồn nôn phàn nàn rằng các loại vitamin tiền thai sản chỉ làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn, nhưng bạn phải biết là đó là những viên bổ sung quan trọng mà bạn phải uống mỗi ngày. Bé của bạn cần các chất dinh dưỡng bao gồm các vitamin cho sự tăng trưởng và phát triển, do đó nếu liều lượng thuốc hàng ngày làm bạn khó chịu thì đừng ngần ngại mà không trao đổi cùng bác sĩ. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể kê toa cho bạn một thuốc hiệu khác hoặc đề xuất một lựa chọn thay thế (chẳng hạn như hình thức dán hoặc dùng thuốc nước) ít gây phiền hà cho bụng bạn hơn. Bạn cũng có thể uống các viên vitamin với thức ăn hoặc vào thời điểm khác trong ngày, hoặc cũng có thể hỏi bác sĩ xem có thể bẻ đôi viên thuốc được không.
Ngủ không đủ giấc dễ gây nhiều vấn đề phát sinh cho bà bầu. (ảnh minh họa)
Sai lầm thứ 4: Không thành thật với bác sĩ
Có thể bạn rất thích thưởng thức hơi nhiều rượu trước khi nhận ra mình đã có thai. Có thể bạn đang trong một mối quan hệ không bảo đảm. Hoặc có thể bạn chỉ không thể từ chối sức cám dỗ của một đĩa sashimi tươi ngon và “thèm muốn chết” sushi. Nên nhớ, chẳng ai hoàn hảo cả, và bác sĩ cũng chẳng trông mong điều đó ở bạn đâu. Thay vào đó, quan trọng là bạn cần phải thành thật với bác sĩ về cuộc sống của bạn và bất kỳ sai lầm nào mà bạn có thể đã gây nên khi đang chuẩn bị sinh em bé. Bác sĩ cần các dữ liệu do bạn cung cấp để giúp bạn sinh con khỏe mạnh, do vậy bạn phải thành thật với bác sĩ. Ngay cả nếu bạn cảm thấy xấu hổ khi phải nói về điều mà bạn đã làm, nhưng hãy nuốt lấy niềm kiêu hãnh đó mà nói ra. Tất cả đều vì con của bạn mà thôi. Trong phần lớn các trường hợp, nhiều khả năng là bác sĩ sẽ nói với bạn rằng chuyện ấy cũng không nghiêm trọng gì (mà sẽ làm nên điều kỳ diệu khiến tội lỗi của bạn tan biến và giúp bạn nhẹ nhõm trong lòng).
Sai lầm thứ 5: Nghỉ ngơi quá ít
Cuộc sống có thể gây căng thẳng lúc này hay lúc khác, và bạn có thể là mẫu người hay “đốt đèn” nửa đêm để hoàn tất công việc trong ngày. Thế nhưng khi thai nghén một sinh linh bé nhỏ, bạn cần đảm bảo cho cơ thể có thời gian nghỉ ngơi cần thiết. Các “chi phí” vật lý của thai phụ có thể tiêu táng sức lực của bạn, và cơ thể (và tâm trí) bạn cần có thời gian để tái tạo năng lượng. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ không ngủ đủ giấc dễ gặp trục trặc trong thời gian đau đẻ và sinh con hoặc có khi cần phải sinh mổ. Chính vì thế mà việc “kéo gỗ” cho đầy đủ là một ưu tiên đấy bạn bầu ơi!.
Sai lầm thứ 6: Xem nhẹ bản thân bạn khi mang thai
Mang thai em bé chắc chắn sẽ làm thay đổi cuộc sống bạn, nhưng nó không đến mức gây ảnh hưởng đến mọi khía cạnh. Chính vì vậy, bạn hãy duy trì lối sống thường ngày và tiếp tục làm những điều bạn thích. Nếu thích chạy, bác sĩ sản khoa có thể sẽ “bật đèn xanh” cho phép bạn tiếp tục chạy bộ, nhưng bạn cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước chứ không thể tùy tiện làm. Hãy để mang thai trở thành một trải nghiệm đáng nhớ để bạn tận hưởng.
Hãy cứ có thể gặp gỡ bạn bè, hẹn hò với nửa kia của mình, và đừng phí thời gian của 40 tuần để lo lắng về những gì bạn nên và không nên làm. Cảm nhận thông thường và giao tiếp cởi mở với bác sĩ của bạn sẽ dẫn dắt bạn đi qua một chặng đường dài mà bạn có khi chính bạn cũng không kịp nhận ra. Và rồi bạn sẽ ẵm bé yêu vừa chào đời trên đôi bàn tay người mẹ và bắt đầu giai đoạn kế tiếp của vai trò làm cha, làm mẹ. Hãy tự tin và luôn thoải mái, bạn nhé!