Trẻ thường học mọi thứ từ tất cả những gì cha mẹ nói hoặc làm. Nói cách khác, chúng thường bắt chước hành động của người lớn. Vì vậy, cách tốt nhất để dạy trẻ là làm gương cho trẻ.
Dưới đây là những thói quen của cha mẹ ảnh hưởng xấu đến nhận thức và tâm lý của con trẻ.
1. Luôn luôn tranh cãi
Nếu vợ chồng bạn cứ tranh cãi với nhau thường xuyên, trẻ sẽ bắt chước và học theo. Trong đó, căng thẳng thường là nguyên nhân gây tranh cãi. Hãy tìm cách để giải quyết cơn stress. Tranh cãi sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn lúc đầu nhưng sẽ rất tệ sau đó. Sự căng thẳng từ những cuộc tranh cãi sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực lên trẻ. Thêm vào đó, nó còn được chứng minh là sẽ làm tăng nguy cơ béo phì.
Nếu vợ chồng bạn cứ tranh cãi với nhau thường xuyên, trẻ sẽ bắt chước và học theo. (Ảnh minh họa)
2. Ăn uống theo cảm xúc
Ăn để cảm thấy tốt hơn khi bạn buồn hoặc thấy thất vọng về chuyện gì đó thì vô tình bạn đã truyền tải một thông điệp không đúng về sức khỏe cho trẻ: thực phẩm là cách con cải thiện tinh thần cho mình. Đó là điều không nên. Thay vào đó, hãy tìm cách khác để cải thiện tinh thần nếu bạn rơi vào hoàn cảnh đó. Như bạn hãy cho trẻ thấy đi tản bộ hoặc nói chuyện với bạn bè sẽ giúp cải thiện tinh thần rất nhiều.
3. Nhắn tin, gửi e- mail hoặc nói chuyện
“Làm hay hơn nói”, thật không công bằng nếu bảo con không được nhắn tin trong bữa ăn còn bạn thì lại nói chuyện điện thoại. Hãy đưa ra những phép tắc trong gia đình đối với tất cả các thành viên và phải được chấp hành nghiêm chỉnh. Trẻ dành nhiều thời gian cho tivi sẽ gặp nhiều vấn đề như mất ngủ, sức học ở trường cũng như vấn đề cân nặng. Ngược lại, trẻ có bữa tối với gia đình sẽ ít nguy cơ bị béo phì
4. Làm nổi bật tính nhân tạo và vật chất
Hầu hết các bé gái đều thích chơi trò trang điểm. Nhưng phải hiểu rõ khi nghe thuật ngữ mà mọi người vẫn dùng “thời gian của con gái”, đó là thời gian để có những hoạt động lành mạnh giúp cơ thể khỏe mạnh và rất “con gái”, như đi bộ hay học một môn thể thao nào đó. Ngoài ra, các bé sẽ thấy việc vận động giúp ích rất nhiều để giải tỏa những căng thẳng.
5. Uống bia (rượu) để nâng cao tinh thần
Bạn về nhà sau một ngày làm việc và nói “cần cái gì đó để uống”, điều này khiến trẻ nghĩ rằng thức uống có chất cồn sẽ giúp giải tỏa căng thẳng và tinh thần cảm thấy tốt hơn. Tương tự, uống cà phê để có năng lượng. Thay vào đó, bạn nên chọn cách lành mạnh hơn để giải tỏa căng thẳng hoặc nạp thêm năng lượng như tập thể dục, ngồi thiền.
Đừng để trẻ nghĩ rằng thức uống có cồn giúp giải tỏa căng thẳng. (Ảnh minh họa)
6. Biến mọi thứ đều là sự cạnh tranh
Nói với trẻ rằng những đứa trẻ khác (hàng xóm, bạn học hay anh chị em) trông khỏe mạnh hơn con nhiều – rất hiếm khi điều này trở thành động lực cho trẻ. Hãy tìm cách khác tích cực hơn như khen khi trẻ đã làm hết sức mình. Đưa ra đề nghị giúp tìm hoạt động nào đó mà trẻ đam mê. Giúp trẻ tìm thấy niềm vui khi cạnh tranh với chính mình và thấy được sự cải thiện.
7. Tự đánh giá bản thân
Đánh giá vẻ bề ngoài của mình về cân nặng bằng cách so sánh sự vừa vặn của chiếc quần jean với cơ thể là cách mà bạn gởi đến cho trẻ thông điệp về lòng tự trọng. Đặc biệt, những bé gái rất dễ bị ảnh hưởng bởi những gì mẹ nói.
Có thể bé sẽ không thích nhìn thấy mình trong gương – một trong những vấn đề về lòng tự trọng và ấn tượng tiêu cực về ngoại hình của mình. Cả hai điều này đều dẫn đến những thói quen không tốt cho sức khỏe như việc ăn kiêng bất thường hoặc tăng nguy cơ về chứng bệnh rối loạn ăn uống.
8. Tán gẫu
Phê bình về ngoại hình hay hành động của người khác có thể là dấu hiệu của sự thiếu tự trọng. Vì thế, không nên cho trẻ xem những tạp chí hay các chương trình truyền hình. Trẻ không nên xem những loại này. Chỉ cho trẻ đứng dậy và đi ra ngoài chạy một vòng xe đạp sẽ có ích hơn rất nhiều.
9. Lờ đi những hành vi không đúng của mình
Nếu thấy những hành động của mình sai thì không nên lảng đi và hy vọng trẻ sẽ không để ý. Ngược lại, bạn hãy chỉ cho trẻ thấy cái sai và xem đó như một bài học. Hãy để trẻ cảm thấy thực sự có ý nghĩa bằng cách yêu cầu trẻ ngăn bạn nếu có hành động tương tự. Chúng sẽ rất vui khi chỉ ra cái sai của bạn cũng như giúp bạn ý thức hơn trong hành động của mình. Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy những gia đình tìm thấy thành công trong cuộc sống nếu mỗi thành viên trong gia đình giúp đỡ lẫn nhau trong các lựa chọn.