Khi trẻ thường xuyên bị tiêu chảy, táo bón sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, hấp thu và lâu ngày sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến suy dinh dưỡng. Vậy làm gì để có thể phòng ngừa RLTH ở trẻ.
Nắng nóng, thức ăn oi thiu, trẻ RLTH
Hơn tuần nay, cu Bin, 3 tuổi con chị Loan (quận 8, TPHCM) bổng dưng bị nôn trớ sau khi ăn xong, bên cạnh đó, cu Bin cũng bị tiêu chảy. Ban đầu chị Loan nghĩ do con đang tập ăn rau nên bị ảnh hưởng, thế nhưng khi tình trạng kéo dài gần 1 tuần thì chị hốt hoảng đưa con đi khám bác sĩ đề tìm nguyên nhân.
Thời điểm này, trẻ rất dễ mắc những bệnh về RLTH. Bệnh thường xảy ra khi bé dùng phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn. Thêm vào đó, trong điều kiện nhiệt độ cao, thức ăn sẽ dễ bị lên men, nhiễm khuẩn, oi thiu và trẻ nhỏ vô tình ăn phải thức ăn này. Theo bác sĩ CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TPHCM, RLTH là một trong vấn đề sức khỏe thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Các biểu hiện thường gặp là trẻ đầy bụng, khó tiêu, nôn ói, đi cầu phân sống, tiêu chảy, táo bón. Nguyên nhân chính của RLTH ở trẻ nhỏ là do chế độ ăn không phù hợp, mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột.
Đáng báo động là có trẻ cứ tái đi tái lại gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Như trường hợp bé Hương con chị Hằng (quận Tân Bình, TPHCM) ăn uống đều đặn, không bỏ bữa nhưng lại thường bị nôn trớ, tiêu chảy dẫn đến bụng yếu. Chị Hằng đã cho con đi khám và lấy thuốc nhiều lần nhưng khi hết thuốc thì bé Hương vẫn “chứng nào tật đó”. Nhất là những ngày thời tiết oi bức, bé Hương lại càng dễ bị tiêu chảy mặc dù đã được chăm sóc rất chu đáu.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp cho biết nếu RLTH xảy ra càng thường xuyên, ở trẻ càng nhỏ tuổi thì càng dễ ảnh hưởng quá trình tăng trưởng thể chất và trí tuệ của trẻ do quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng bị hạn chế. Những phụ huynh có con bị RLTH thường rơi vào tình trạng căng thẳng tinh thần.
Tăng cường đề kháng cho trẻ
Nguyên nhân gây RLTH thì có rất nhiều, nhưng đối với trẻ em thì những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là do trẻ chưa ý thức được vấn đề vệ sinh cơ thể, vệ sinh ăn uống, nề nếp sinh hoạt và sự lây nhiễm qua tiếp xúc. Bên cạnh đó trẻ cũng thường RLTH sau các đợt uống kháng sinh, ăn thực phẩm công nghiệp có chứa chất bảo quản hoặc khi đi du lịch dịp hè. Đặc biệt là đối với học sinh thì những RLTH thường gặp là táo bón và tiêu chảy.
Chính vì vậy cần phòng tránh RLTH bằng cách đơn giản đầu tiên thông qua thói quen sinh hoạt như: Ăn uống hợp vệ sinh, chọn thực phẩm phù hợp, dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ, cân đối giữa chất đạm, bột, chất xơ. Chú ý trong việc bảo quản đồ ăn, hạn chế lưu trữ đồ ăn từ ngày này sang ngày khác. Tập thể dục đều đặn. Ngoài ra có thể bổ sung men vi sinh giúp “bụng khỏe” tạo cân bằng hệ vi sinh đường ruột, là hàng rào các “vệ binh” chống vi khuẩn gây bệnh (ngừa tiêu chảy), tiết enzyme (giúp tiêu hóa, hấp thu tốt), tiết axit lactic (khi táo bón) phòng chống táo bón. Lưu ý khi chọn men vi sinh là loại khi đi vào đường ruột cần đảm bảo: Bao vi nang để không chết ở dạ dày; kết hợp 3 nhóm men vi sinh có lợi Khi trẻ gặp RLTH nên tìm giải pháp chữa trị, tránh để lâu gây tác hại lớn. Bởi với những trẻ thường xuyên có biểu hiện bất thường tại đường tiêu hóa, chắc chắn khả năng cung cấp đủ các chất cho cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Từ đó sẽ dẫn tới ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Hệ tiêu hóa là một phần rất quan trọng trong cơ thể trẻ mà bạn không thể bỏ qua. Hệ tiêu hóa làm việc ngày đêm để giữ cho cơ thể bạn hoạt động trong điều kiện tốt nhất. Hãy nhớ một cuộc sống khỏe mạnh bắt nguồn từ một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.