1. Bóng bay cao su
Trẻ em rất thích Những đồ vật xung quanh trẻ vô tình trở thành mối nguy hiểm chết người nếu cha mẹ để trẻ nuốt phải. Dưới đây là một số địa điểm, đồ vật cha mẹ cần lưu ý để xa tầm tay của trẻ, hay không để trẻ có cơ hội tiếp xúc: bóng bay và phụ huynh cần biết bóng bay có thể trở thành mối nguy hiểm lớn gây ngạt thở.
Những quả bóng bay cao su có thể trôi vào miệng và bít đường thở nếu không được phát hiện kịp thời. Đừng để trẻ em dưới 10 tuổi tự thổi bong bóng và không bao giờ nên để trẻ em chơi với bóng bay cao su khi không có sự giám sát của người lớn.
2. Pin
Những viên pin cúc áo nhỏ có thể tìm thấy trong máy tính, máy trợ thính, đồng hồ và nhiều vật dụng có thể trở nên cực kỳ nguy hiểm, thậm chí gây tử vong nếu nuốt phải. Loại pin AA và AAA được sử dụng trong nhiều loại đồ chơi điện tử cũng rất nguy hiểm. Mặc dù không dễ nuốt phải pin cúc áo nhưng chúng có thể bị kẹt trong cổ họng. Chính vì vậy, người lớn nên giám sát trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và kể cả các bé lớn hơn khi ở gần bất kỳ thứ đồ gì có sử dụng loại pin này.
|
Những viên pin cúc áo nhỏ có thể tìm thấy trong máy tính, máy trợ thính có thể gây tử vong nếu trẻ nuốt phải.
|
3. Dầu em bé
Bạn có thể biết rằng phấn rôm có thể gây hại cho bé nếu hít phải nhưng một số loại sữa tắm và dầu em bé cũng là một mối nguy hiểm không kém. Một số sản phẩm này có chứa hydrocarbon lỏng. Chất này có thể dẫn tới tình trạng rất nghiêm trọng đối với đường thở, làm tổn thương phổi và thậm chí gây ra tử vong nếu các hydrocarbon này xâm nhập vào phổi.
4. Nước rửa tay
Bạn có thể để nước rửa tay trên giá để đồ trong phòng tắm hoặc những nơi thuận tiện khác xung quanh nhà của bạn nhưng chắc chắn phải để ngoài tầm với của trẻ em. Nước rửa tay thường chứa cồn etylic ở mức 60% hoặc hơn. Nếu nuốt vào bụng một số lượng lớn, con của bạn có thể bị say mà thậm chí là ngộ độc cồn.
5. Kem đánh răng
Bạn có thể ngạc nhiên rằng một số thành phần trong kem đánh răng có thể nguy hại cho con của bạn. Tất nhiên, trẻ em thường nuốt một ít kem đánh răng khi vệ sinh răng miệng. Nhưng nếu chúng đã nuốt tới một nửa tuýp kem đánh răng, bạn cần phải đưa chúng đến bác sĩ ngay lập tức. Một lượng lớn florua có thể rất nguy hiểm, cộng với sorbitol (thành phần giữ cho kem đánh răng không bị khô cứng) và sodium lauryl sulfate (thành phần tạo bọt cho kem đánh răng) dễ gây tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác. Trẻ con rất thích mùi vị của kem đánh răng, vì vậy người lớn luôn luôn phải để mắt khi trẻ đang đánh răng và cất kem khỏi tầm tay khi chúng đã đánh răng xong.
6. Ví, túi xách
Nhiều người chúng ta thường để ví hay túi xách xung quanh nhà mỗi khi đi làm về mà không hề nghĩ tới nguy cơ gì. Tuy nhiên, những gì bên trong ví của bạn có thể rất nguy hiểm cho trẻ em như nắp bút, kẹo cứng và một số thứ khác có thể gây bít đường thở nếu vô tình nuốt phải. Ngoài ra, các loại thuốc và mỹ phẩm cũng có thể nguy hại nếu trẻ cho vào miệng. Thêm nữa, bạn đừng quên cẩn thận với những thứ như kéo cắt móng tay, ghim kẹp, nhíp và các vật dụng sắc, nhỏ khác.
7. Đồ có cạnh sắc nhọn
Những đồ vật có cạnh sắc nhọn ở trong nhà như cạnh bàn, ghế, giường, tủ... cực nguy hiểm cho bé vì trẻ có thể chọc đầu hoặc mắt vào.
Khi trong nhà có trẻ nhỏ, cha mẹ phải luôn luôn chú ý loại bỏ hết những gì có nguy cơ gây tai nạn cho bé để không xảy ra những trường hợp đáng tiếc. Với những cạnh sắc nhọn ở bàn, ghế, giường, tủ... cha mẹ có thể mua những sản phẩm đã được thiết kế sẵn để bịt lại những cạnh sắc nhọn này.
|
Những đồ vật trong nhà bé có thể trèo được cũng dễ gây ra tai nạn cho bé.
|
8. Những nơi hoặc đồ vật bé có thể trèo được
Không chỉ cầu thang mới là nơi nguy hiểm cho bé mà những đồ vật trong nhà bé có thể trèo được cũng dễ gây ra tai nạn. Tủ, bàn ghế mà bên trên có chứa nhiều dồ dễ vỡ hoặc vật nặng rất nguy hiểm khi bé trèo lên.
Vì vậy khi trong nhà có trẻ nhỏ, cha mẹ nên tránh treo hoặc để đồ vật nặng hay thứ dễ vỡ như gương trên những đồ nội thất mà bé trèo lên được.
9. Những chiếc hộp có nắp nặng
Những chiếc hộp/ hòm có nắp nặng rất nguy hiểm cho bé vì khi nghịch những đồ vật này, bé có thể bị dập đầu, cổ, ngón tay vì bị nắp nặng đè lên.
Vì vậy khi trong nhà có những vật dụng này cha mẹ cần cẩn thận khóa nắp lại, hoặc nếu dùng những chiếc hộp có nắp nặng để đựng đồ chơi cho con thì nên tháo bỏ nắp để loại bỏ nguy cơ gây tai nạn cho bé.
10. Cây cảnh
Trồng cây cảnh trong nhà cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho bé.
Thứ nhất là những cây cảnh độc có thể khiến bé tử vong nếu nuốt phải. Thứ hai là các bé thường nghịch ngợm và chưa lường hết được những nguy cơ, vì vậy đất trồng cũng là một trong những mối nguy hiểm nếu bé bốc ăn. Thứ ba là những viên đá hay sỏi nhỏ được rải xung quanh chậu cây cảnh cũng có thể khiến bé gặp nguy hiểm nếu nuốt vào.
Vì vậy nếu muốn trồng cây cảnh trong nhà, cha mẹ không nên đứng đá, sỏi nhỏ rải trong chậu cảnh, nên để cây cảnh xa tầm tay của bé.
|
Những viên đá hay sỏi nhỏ được rải xung quanh chậu cây cảnh cũng có thể khiến bé gặp nguy hiểm nếu nuốt vào.
|
11. Đồ cổ
Lý do khiến đồ cổ là vật nguy hiểm cho bé vì nó có chứa nhiều chì, nếu bé tiếp xúc nhiều với những vật như thế này sẽ dễ bị nhiễm độc chì.
Do hệ thần kinh non yếu, khả năng thải độc kém nên trẻ dễ ngộ độc chì hơn người lớn. Trẻ nhiễm chì dễ dẫn đến suy gan, thận. Nguy hiểm hơn, nhiễm độc chì ở trẻ nhỏ có thể gây nên bệnh Alzheimer (mất trí nhớ, sụt cân, khó khăn trong vận động) khi trẻ trưởng thành.
Nếu trong nhà bạn có đồ cổ hay bất cứ đồ vật cũ nào bị nghi nhiễm chì, hãy để xa tầm tay của bé nhé!
12. Lò vi sóng
Lò vi sóng nếu được để ở nơi không an toàn cũng dễ gây nguy hiểm cho bé. Vì vậy khi trong nhà có sử dụng thiết bị này, cha mẹ nên đặt nó ở nơi vững chắc, an toàn để lò vi sóng không đổ vào người bé.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên lựa chọn loại lò vi sóng không có núm tay cầm để bé không dễ dàng mở được.
13. Bồn cầu
Hầu hết cha mẹ đều biết nhà tắm là nơi không an toàn cho bé, nhưng nhớ là đừng bỏ qua bồn cầu. Mặc dù bồn cầu không khiến bé có thể chết đuối nhưng nó cũng gây nguy hiểm cho bé nếu chẳng may trẻ mải chơi và ngã cắm đầu vào đó vì mải với theo đồ chơi bị rơi vào trong toilet.
Ngoài ra bé cũng rất có thể bị tai nạn kẹp tay với bồn cầu. Vì vậy cha mẹ không bao giờ được để con một mình trong nhà vệ sinh, dù chỉ là trong chốc lát.
|
Cha mẹ không bao giờ được để con một mình trong nhà vệ sinh, dù chỉ là trong chốc lát.
|
14. Cửa sổ
Những cửa sổ không có chấn song sắt là nơi cực kì nguy hiểm cho bé mà các cha mẹ đôi khi vô tình bỏ qua.
Vì vậy để an toàn cho con, với bất kì cửa sổ nào, cha mẹ cũng nên lắp đặt chấn song sắt. Bởi ngay với cửa sổ thông gió, tuy bé với người lớn nhưng lại không hề nhỏ với trẻ. Con bạn vẫn có thể bắc ghế và lui lọt qua những cửa sổ thông gió mà cha mẹ vẫn nghĩ không bao giờ con với tới hay chui qua được. Mặt khác khi nghịch, việc đóng, mở cửa cũng có thể khiến trẻ gặp phải tổn thương do va đập, kẹt tay chân...
15. Mỹ phẩm của mẹ
Không chỉ các chất tẩy rửa nguy hiểm cho bé mà mỹ phẩm của mẹ cũng là mối nguy cho sức khỏe của con bởi nó có thể gây ngộ độc nếu bé vô tình ăn phải.
Bởi vậy các mẹ nên cất đồ trang điểm, kem, sữa,… ở nơi an toàn, xa tầm tay tò mò của bé.
Xử trí tai nạn thương tích do trò chơi nguy hiểm
Nguyên tắc chung là cần khẩn trương nhanh chóng tách đưa trẻ khỏi địa điểm xảy ra tai nạn và tác nhân gây nên tai nạn như khi trẻ đang chọc phá tổ ong và bị ong đốt, trượt cầu thang và bị ngã hoặc bị va đạp vào bàn ghế... Điều quan trọng cần động viên, an ủi trẻ để trẻ không quá lo sợ; từ đó trẻ sẽ phối hợp, cộng tác trong việc sơ cấp cứu tai nạn thương tích cho trẻ.
Phòng tránh tai nạn thương tích do trò chơi nguy hiểm
Để phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ em do các trò chơi nguy hiểm gây nên, cần hướng dẫn cho trẻ nhận biết môi trường an toàn như nơi chơi, đồ chơi, trò chơi bảo đảm an toàn; hướng dẫn trẻ thực hiện đúng các trò chơi có luật và những quy định an toàn khi chơi. Một vấn đề không thể thiếu là phải giáo dục trẻ nhận biết và ý thức được hậu quả để tránh tham gia các trò chơi nguy hiểm như: nhảy từ trên cao xuống, nhảy ngựa, bắn súng cao su, rút ghế khi bạn khác đứng dậy... Tuyệt đối không cho trẻ được chơi chạy đuổi nhau, đùa vui ở những chỗ nguy hiểm; không dùng các loại đồ chơi có thể gây nguy hiểm như: súng bắn sỏi, súng bắn nước, súng bắn bằng dây thun, súng bắn đạn cao su...
Cần hướng dẫn cụ thể cho trẻ biết phải làm gì khi bị tai nạn thương tích do các trò chơi nguy hiểm gây nên: gọi mọi người đến giúp đỡ, cho uống nước, động viên, an ủi nạn nhân.
Nếu có điều kiện nên hướng dẫn và tổ chức cho các em được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí an toàn và lành mạnh có sự quản lý, giám sát trách nhiệm của người lớn như: các đợt tham quan, cắm trại, chơi các trò chơi lành mạnh và an toàn.
Xây dựng môi trường an toàn cũng góp phần rất lớn đến việc giảm thiểu các tai nạn thương tích do các trò chơi nguy hiểm gây ra, như: xây dựng khu vui chơi giải trí riêng cho trẻ em tại cộng đồng; đồ dùng, trang thiết bị vui chơi cho trẻ phải an toàn; có biển báo nguy hiểm, biển cấm như cấm đi, cấm trèo... đặt ở những nơi cần thiết.
Một trách nhiệm của người lớn phải được đặt ra trong biện pháp phòng ngừa là tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc hướng dẫn, giám sát các hoạt động vui chơi của trẻ; bảo đảm trẻ được chơi vui, khỏe, lành mạnh và an toàn.