Hâm nóng bình sữa bằng lò vi sóng
Bất kể bình sữa của bé làm bằng chất liệu gì, đừng bao giờ hâm bình sữa trong lò vi sóng. Lò vi sóng không làm nóng sữa đều, chỗ nóng chỗ lạnh khác nhau và có thể gây ra những chỗ cực nóng trong sữa, làm bỏng miệng bé.
Thay đổi công thức pha sữa
Trên vỏ lon sữa đã có ghi rõ ràng các bước chuẩn bị chuẩn xác để có bình sữa cho bé “tuti”, quy trình và cách thức của mỗi nhãn hiệu sữa có thể khác nhau. Mẹ cần phải làm đúng như những gì hướng dẫn đã chỉ để pha cho bé. Nếu cho quá nhiều nước, em bé có thể sẽ bị thiếu lượng dinh dưỡng cần thiết. Nếu cho quá ít nước, em bé lại có nguy cơ bị mất nước. Vì vậy, làm theo đúng những gì đã hướng dẫn ở trên vỏ hộp sữa là vô cùng cần thiết, trừ khi có chỉ định đặc biệt khác của bác sĩ.
Dùng nước khoáng để pha sữa công thức cho bé
Đôi khi, nhiều bậc cha mẹ dùng nước khoáng thay thế cho nước lọc đã đun sôi để để pha sữa cho em bé. Nước khoáng là loại nước bão hòa chứa hàm lượng khoáng chất cực kì cao có thể gây hại đến trẻ sơ sinh. Một số loại nước khoáng còn chứa nhiều muối và canxi, cao hơn lượng chất mà trẻ cần hấp thụ. Vì thế, dùng nước khoáng pha sữa cho con có thể khiến bé bị ngộ độc, hại thận, rất nguy hiểm.
Nước pha sữa không đủ nóng
Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến khích nước pha sữa cần phải nóng đến ít nhất là 70 độ C để thanh trùng, diệt vi khuẩn trong cả nước và cả sữa công thức. Nước để pha sữa còn phải là nước không để quá 30 phút sau khi đun sôi. Trước khi cho em bé uống, hãy làm mát một cách nhanh chóng bằng cách để bình sữa dưới vòi nước đang chảy, cho đến khi sữa hạ nhiệt độ đến mức vừa phải để bé uống được.
Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến khích nước pha sữa cần phải nóng đến ít nhất là 70 độ C để thanh trùng, diệt vi khuẩn trong cả nước và cả sữa công thức. (Ảnh minh họa)
Cho bé bú quá lâu
Một chai sữa nóng luôn là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Kể cả vi khuẩn từ nước bọt của bé cũng có thể sinh sản ngay trong bình sữa khi bé ngậm quá lâu. Tổ chức WHO khuyến cáo, nếu sau 2 tiếng đồng hồ mà bé không chịu “ti” hết bình thì cần bỏ bình sữa đi. Nếu mẹ mang bình sữa đã pha sẵn đi theo trong khi đi xa, bình sữa cần phải được bỏ đi sau 24 giờ không sử dụng.
Cho bé bú quá nhiều
Chính bé yêu của bạn là người quyết định chính xác nhất bé cần ăn bao nhiêu là đủ. Mẹ đừng hi vọng một em bé sơ sinh luôn luôn bú hết sạch bình sữa trong mỗi lần ăn. Nếu thấy bé ngừng bú thì mẹ cũng không phải ép bé bú tiếp.
Để bé ngủ trong lúc đang bú sữa
Nguy cơ bé hóc, nghẹn, nôn trớ khi ngủ gật trong lúc bú sữa là rất cao. Ngoài ra thì răng của bé cũng dễ bị sâu nếu ngậm sữa trong một thời gian dài.
Để bé tự bú sữa một mình
Đừng bao giờ để bé tự cầm bình sữa và tu một mình, nguy cơ nôn trớ và nghẹt thở cũng rất cao.
Hâm nóng sữa hơn 10 phút
Khi hâm nóng bình sữa, các mẹ phải chú ý lấy bình ra trong 10 phút. Để quá 10 phút có thể sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong sữa. Điều này có thể khiến em bé bị tiêu chảy.