1. Nhìn gần quá nhiều
Ở thành phố, phần lớn thời gian con người đều tập trung tầm nhìn chỉ trong phạm vi 5 mét. Không gian ở nơi đông đúc không được rộng rãi, thiếu đi môi trường cho trẻ phóng tầm nhìn xa hơn. Vì vậy, khả năng nhìn xa của trẻ sẽ ngày càng yếu đi.
2. Thời gian hoạt động ngoài trời quá ít
Không gian sống chật hẹp, phần lớn trẻ đều chỉ hoạt động trong phòng. Khi đó, trẻ sẽ quen dùng mắt để nhìn ở khoảng cách gần, trong khi tính thích ứng của mắt lại rất mạnh mẽ, nó sẽ tự điều tiết để thích ứng khoảng cách gần này.
Ngoài ra, nhiều trẻ được bảo bọc trong nhà nên càng có cơ hội tiếp xúc nhiều với tivi, máy vi tính v.v… Nếu người lớn không chú ý đến khoảng cách tầm nhìn, tư thế ngồi... sẽ rất dễ khiến mắt của trẻ bị mệt mỏi quá mức, dẫn đến cận thị.
Vui chơi ngoài trời là một trong những cách giảm thiểu khả năng cận thị cho trẻ. (Ảnh minh họa)
3. Hoạt động vui chơi chỉ lấy game làm chính
Khi còn nhỏ, chúng ta thường chơi trò gì? Nhảy dây, lò co, bắn bi… đa phần đều là hoạt động vui chơi ngoài trời với không gian thoáng đãng, tự nhiên, tầm nhìn xa gần được phân đều nhau. Ngày nay, các phụ huynh vì vấn đề an toàn, tiện lợi mà để trẻ chơi trong nhà. Cho dù tập trung nhiều trẻ cùng chơi thì cũng chỉ ở nhà một ai đó. Từ đó, tầm nhìn của trẻ bị bó hẹp và mắt phải gánh áp lực nặng hơn.
4. Ánh sáng mạnh yếu không phù hợp
Chúng ta thường lo lắng đèn không đủ sáng sẽ ảnh hưởng thị lực của trẻ. Nhưng trên thực tế, chuyên gia về mắt cho biết, đèn dùng cho trẻ học tập, đọc sách hiện nay không phải không đủ sáng, mà là quá sáng. Tia sáng quá mạnh khiến mắt dễ mệt mỏi hơn. Đèn thích hợp cho trẻ là ánh sang ôn hòa và phải bảo đảm nguồn sáng đến từ phía bên trái của trẻ.