Nhất là người mẹ_ người mà đã đứt ruột sinh ra con, thường gần gũi với con nhiều hơn nên vai trò của người phụ nữ trong một gia đình đối với việc nuôi dưỡng con cái là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng biết cách dạy con một cách hợp lý. Dưới đây là những lời khuyên cho những bà mẹ trẻ chưa có kinh nghiệm về cách nuôi dậy con của mình và dưới đây là những câu nói mẹ không nên nói với con của mình:
1. “ Mẹ biết con có thể cố gắng hơn nữa”
Bạn đã từng thất vọng về con gái của mình mà bạn biết con bạn có khả năng làm tốt hơn những gì chúng đã làm ở trường học,về lĩnh vực thể thao hay âm nhạc. Lúc đó, bạn không nên nói ra những câu làm tổn thương đến bé như: “ Con thật là lười biếng”, hay bất cứ lời nhận xét mà làm cho chúng có vẻ như bạn không hài lòng với sự cố gắng của mình, thì nó không chỉ làm cho con bạn cảm thấy buồn lòng mà có thể làm nhụt ý chí phấn đấu của bé.
2. “ Con có chắc chắn là con muốn ăn chiếc bánh nướng nữa không?”
Bạn có những ý tưởng rất hay để giữ sức khỏe cho con bạn nhưng bạn nên trực tiếp hướng dẫn rõ ràng trực tiếp với con bạn nếu không sẽ chỉ làm hại đến sức khỏe của con bạn mà thôi. Nếu bạn lo lắng việc con bạn sẽ ăn gì ở nhà, hãy dùng hành động thay lời nói ví dụ như: dự trữ những loại thực phẩm có đầy đủ chất dinh dưỡng trong bếp chứ không phải là những thực phẩm gây hại đến sức khỏe cho bé và lưu ý những hoạt động đi bộ sau bữa tối. Theo cách đó, nếu có những chiếc bánh nướng trong một bữa tiệc nào đấy, con bạn có thể ăn theo ý muốn của mình. Bạn nên để lại những lời nhắn của bạn nếu bạn muốn nói với con bạn hãy tránh xa những lọ bánh bít quy. Nếu bạn đang ăn khoai tây chiên, tình cờ, những hành động như thế sẽ tác động lên con trẻ, và chúng cho rằng mẹ mình là một người ăn uống rất giỏi, và chúng sẽ làm theo. Tốt nhất bạn hãy đưa ra những lời bình luận cụ thể và tích cực đối với con mình trong bữa ăn ví dụ như: “ Ồ, con của mẹ ăn súp bí giỏi quá”.
3. “ Con luôn luôn....” hay “ Con không bao giờ.....”.
Bọn trẻ đều có một phản xạ khi mẹ chúng nói những câu chẳng hạn như : (“ con luôn luôn quên bỏ tất vào trong máy giặt”) hay (“ Con không bao giờ nhớ gọi cho mẹ khi mẹ khi mẹ chạy về muộn”. Bạn nói cái gì là trẻ có thể làm theo và bắt chước, chính vì thế bạn nên thận trọng trước lời nói của mình.
4. “ Tại sao con không giống như anh hay chị của con thế”.
Anh chị em ruột và sự cạnh tranh luôn đi liền với nhau. Nếu bạn nói những câu ví dụ như: “ Anh trai của con đang tập đánh đàn piano, anh ấy chơi rất tuyệt, tại sao con không thể làm như anh con nhỉ”, thì con bạn sẽ cảm thấy tủi thân và mặc cảm. Bạn cần phải nói với con bạn rằng cái đàn piano kia là của anh trai nó và thằng bé sẽ không so đo nữa. Không nên so sánh sự thông minh giữa các anh chị em ruột trong một gia đình mà hãy động viên con trẻ hãy cố gắng làm tốt như những gì anh chị của nó đã từng làm.
5. “Mẹ đã nói với con bao nhiêu lần về lỗi lầm này của con rồi?”
Bạn liên tục nhận được thông báo từ nhà trường về việc con bạn học hành yếu kém, rồi thấy con mình chơi điện tử cả ngày, không có thời gian để học bài chuẩn bị cho những bài kiểm tra và bài thi. Kết quả là con bạn thường dậy muộn, đến trường nhưng lại luôn trong tình trạng buồn ngủ và không chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Thấy con mình như thế, nếu bạn nói rằng “ mẹ đã nói như thế rồi mà con vẫn không sửa à”, thì con của bạn sẽ không nghĩ rằng bạn là người luôn luôn đúng, trái lại nó nghĩ rằng nó luôn luôn làm những điều sai trái. Khi con bạn về nhà mà bị điểm kiểm tra hay điểm thi thấp bạn đừng vội phàn nàn mà hãy yêu cầu con bạn hãy cố gắng học tốt để có được điểm cao hơn trong những bài kiểm tra sau. Và cũng nên chỉ ra những ưu điểm của con bạn để chúng có tinh thần cố gắng tiến bộ hơn.
6. “ Con là một cầu thủ bóng đá giỏi nhất”
Rõ ràng đó là một lời khen, nhưng thực tế lời khen như thế có thể trở thành một áp lực cho con của bạn. Bạn cứ thử hình dung mà xem, khi khen con bạn là một cầu thủ bóng đá giỏi nhất, con bạn sẽ không muốn thứ sức mình sang những lĩnh vực khác. Và khi có ai đó đá bóng giỏi hơn con của bạn, nó sẽ cảm thấy mình không giỏi như những gì mà bố mẹ kỳ vọng. Chúng sẽ cảm thấy xấu hổ với bố mẹ vì điều đó, sẽ không giám thử chơi những môn thể thao khác vì nó nghĩ mình là cầu thủ giỏi nhất mà còn thua thì làm sao có thể chơi được những môn thể thao khác.
7. “ Đừng lo lắng, ngày đầu tiên đến trường của con sẽ tốt đẹp thôi”.
Nếu bạn nói với con mình câu nói đó trong ngày đầu tiên chúng đến trường, thì những lần sau con bạn vẫn cảm thấy lo lắng, vì chúng chỉ nghe bạn khuyên trong ngày đầu tiên, không phải ngày nào chúng ta cũng có thể nói với chúng những câu như thế trước khi chúng đi học được. Nó cũng giống như câu “đừng khóc”, “ đừng tức giận”. Thay vì nói như thế, bạn hãy nói rằng : “Mẹ có thể nhận ra con đang cảm thấy lo lắng, con có thể với mẹ điều con quan tâm nhất bây giờ là gì không?”. Như thế thì con bạn có thể trình bày lý do, và giải quyết vấn đề sẽ đơn giản hơn.
8. “ Vì mẹ đã nói như thế”
Bạn chỉ cần ra khỏi cửa và bạn sẽ không có thời gian để giải thích tại sao bạn cần tắt máy tính. “Vì mẹ đã nói như thế”, bạn đang đặt con bạn trong tầm kiểm soát của bạn và và làm chúng không thể tự chủ được ý thức của mình. Nếu bạn muốn con bạn đến thăm bác của chúng vào một ngày nắng đẹp, trong khi con bạn lại thích đạp xe đạp hơn, thì thay vì câu nói “ Mẹ đã nói rồi đấy”, thì bạn hãy nhẹ nhàng nói rằng : “ Mẹ biết con thích đạp xe hơn, nhưng bác Clara của con thực sự rất muốn nhìn thấy con”. Nếu bạn nói như thế chúng sẽ nhận ra một bài học quý giá về sự quan trọng của gia đình và sẽ nghe theo lời bạn.
9. “ Mẹ ước gì con không chơi với Jack, mẹ không thích thằng nhóc đó”.
Nhiều bố mẹ không thích “thằng nhóc đó” vì bất kì ký do gì, nhưng thời điểm này bạn nói như thế thì con bạn càng thấy thú vị hơn khi chơi với cậu nhóc đó. Cậu bé mà bạn không thích con mình chơi không phải là một tách trà hay thứ gì đấy nguy hiểm. Cho nên bạn hãy hỏi con bạn những câu hỏi mở chẳng hạn như: ” Con thích chơi với Jack ở điểm gì?”. Như thế con bạn sẽ kể về cậu bé Jack cho bạn nghe, nếu thấy cậu bé đó không tốt bạn có thể khuyên con một cách khéo léo bằng cách tránh tiếp xúc với cậu nhóc đó, thay vì việc nói thẳng ra là bạn không thích cậu ta.
10. “ Không phải làm như thế đâu,để mẹ làm cho”
Bạn yêu cầu con của bạn khuấy món súp, hay gấp khăn tắm, hoặc là rửa xe. Chắc chắn, bạn muốn con bạn trợ giúp, nhưng khi con bạn làm không theo ý muốn của bạn mà bạn lại không cho con bạn làm tiếp thì chúng sẽ chẳng thể tiến bộ được và những lần sau con bạn sẽ tiếp tục tái diễn những sai lầm. Nếu thấy con bạn không làm đúng như theo ý muốn của mình thì bạn có thể nhẹ nhàng : “ Con à, để mẹ hướng dẫn cho con về cách gấp khăn tắm này nhé”. Như thế con bạn sẽ cảm thấy hứng thú với việc mà bạn yêu cầu và sẽ rút kinh nghiệm vào những lần sau. Như thế chúng mới có thể trưởng thành được.
Những lời khuyên trên được tiến sĩ Amy McCready nghiên cứu và đưa ra lời khuyên cho các bà mẹ về cách nói chuyện và dạy dỗ với con của mình. Mong rằng các chị các mẹ sẽ thành công!
Mai Hường
theo womansday