Martha Mason, sinh ngày 31 tháng 5 năm 1937 tại Lattimore, một thị trấn nhỏ cách Charlotte khoảng 50 km. Người phụ nữ Ai Cập này là một con người phi thường đã dành hơn 60 năm của cuộc đời mình sống trong một chiếc “phổi sắt”.
Câu chuyện của bà bắt đầu khi bà mới 11 tuổi, sau cái chết của anh trai bà là Gaston vì chứng bệnh bại liệt. Sau khi chôn cất anh trai, Martha phát hiện ra cô cũng đã mắc bệnh, nhưng vẫn cố giấu diếm vì không muốn cha mẹ đau khổ hơn nữa. Nhưng ngay sau đó cô cũng phải bất động trong một cái “phổi sắt”, phụ thuộc vào nó để thở.
Bà Martha Mason đã sống trong "phổi sắt" 61 năm
"Phổi sắt" chỉ là tiếng lóng được sử dụng để mô tả một máy thở áp lực, một loại thiết bị y tế giúp những người phổi bị tê liệt bằng cách giảm và tăng áp suất không khí bên trong một lồng sắt lớn như một cỗ xe. Bà Mason đã sống gần như toàn bộ cuộc sống của mình trong một chiếc "xe tăng" như vậy. Khi đó, các bác sĩ đã chuẩn đoán bà không thể sống quá 1 năm. Tuy nhiên, bà đã sống lâu hơn dự đoán của bác sĩ và mong đợi của cha mẹ rất nhiều, nhờ một sự tò mò và khao khát tìm hiểu về thế giới.
Dù sống trong "phổi sắt", bà vẫn học tập, viết hồi ký
“Phổi sắt” không thể ngăn cản Martha tận hưởng cuộc sống và học tập. Với sự giúp đỡ của mẹ và các đồng nghiệp trường mẹ bà quản lý, Martha đã tốt nghiệp thủ khoa trường trung học. Sau đó bà tiếp tục tốt nghiệp hai trường đại học và trở thành một nhà văn cho các tờ báo địa phương. Ban đầu các công việc đều do mẹ bà hỗ trợ nhưng đến giữa thập niên 90, bà Mason đã có thể tự viết với việc sử dụng một máy tính bằng giọng nói kết nối với Internet. Bà nhanh chóng cho ra đời một cuốn hồi ký dành riêng cho người mẹ yêu thương của mình.
Mặc dù bị giới hạn bởi phổi sắt, bà Mason đã sống một cuộc sống trọn vẹn như những người bình thường. Bạn bè và người thân của bà đã tổ chức các bữa tiệc tối và các buổi họp câu lạc bộ sách, tiệc mừng lễ tốt nghiệp, đám cưới ở nhà bà và cả các chuyến đi khắp thế giới giúp bà. Năm 2009 bà Mason qua đời ở tuổi 71.
Bà Mason hài lòng và cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống của mình. Ngay cả khi khoa học phát triển và bà có thể không cần sống dựa vào “phổi sắt” như một cỗ xe tăng ấy, bà vẫn lựa chọn chung sống với nó. Theo bà, chính chiếc “phổi sắt” đã cho bà sự tự do lớn nhất.