1. Chỉ cần tặng quà là thành vợ chồng
Hòn đảo Trobriand nằm dọc trên bờ biển của New Guinea được biết đến là địa danh sở hữu nghi lễ kết hôn cầu kỳ và tỉ mỉ nhất. Nhưng kỳ lạ thay, ở nơi đây họ không có ngày kết hôn thực sự - ngày lễ quan trọng của đời người.
Thông thường, trai gái gặp nhau, yêu nhau rồi chung sống với nhau. Bộ lạc này không có bất cứ quy định nào cấm đoán lại tình dục trước hôn nhân. Thậm chí những cư dân đảo còn đã chơi những trò chơi gợi dục từ nhỏ và bắt đầu quan hệ khi bước vào tuổi dậy thì.
Không có quy luật nào cấm đoán tình dục trước hôn nhân
Các cặp đôi yêu nhau cứ thế chung sống với nhau và không phải tổ chức nghi lễ kết hôn chính thức nào. Đến khi nào, cả hai cùng ngồi dưới chòi nhà chàng trai cho tất cả mọi người chứng kiến thì cuộc hôn nhân ấy mới chính thức được công nhận. Đó cũng là khi một mối quan hệ được đánh giá là nghiêm túc.
Mẹ của người con gái mang đến nhà trai một món quà, đó là những củ khoai lang to đã được nấu chín. Sau khi cùng nhau ăn món quà này, ngày hôm sau, nhà trai sẽ đến tặng lại nhà gái những món quà bao gồm váy ngắn, váy dài cho cô dâu.
Nếu người phụ nữ cảm thấy quá mệt mỏi bởi cuộc hôn nhân, họ chỉ cần tự động dọn ra ngoài ở là lập tức đã trở thành gái son. Chồng của họ có thể đến rước vợ về bằng nhiều quà cáp hơn. Nếu họ đồng ý, cuộc hôn nhân lại tiếp tục.
2. Tục cưới mẹ kế kỳ lạ
Hai, ba anh em, thậm chí tới bốn người cùng chia sẻ chung một cô vợ là tục lệ khá phổ biến ở cộng đồng người Tây Tạng và Nepal nhưng đặc biệt phải kể tới chế độ đa phu kiểu mẹ kế - con chồng xuất hiện ở Tây tạng.
Đứa con do người mẹ kế sinh ra không thể xác định được cha đẻ của chúng
Một người đàn ông góa vợ có thể cưới vợ mới, thậm chí con trai của ông ta cũng cưới luôn cả mẹ kế của mình.
Cả hai bố con người đàn ông đều có thể ngủ cùng với vợ của mình. Chính vì sự lẫn lộn này mà đứa bé do người mẹ kế sinh ra sẽ không thể xác định được là con của ai.
Tuy nhiên, theo luật lệ thì có thể người con trai sẽ vừa là bố, vừa là anh trai của đứa bé. Còn người đàn ông cưới vợ lẽ sẽ vừa là bố của hai đứa con, vừa là ông nội của đứa bé.
3. Vương quốc nữ nhi nói "không" với hôn nhân
Không giống như bất cứ người phụ nữ nào trên thế giới này luôn ao ước về một cuộc sống hôn nhân gia đình hạnh phúc, phụ nữ của dân tộc Mosuo, phía Nam Trung Quốc lại không có bất cứ khái niệm nào về hai chữ "hôn nhân". Trái lại, họ còn cảm thấy e sợ khi nghĩ tới.
Tất cả những gì họ muốn chỉ là cuộc tình chớp nhoáng kiểu qua đường. Nếu một người phụ nữ muốn có con hoặc muốn giải trí, cô ấy sẽ mời người đàn ông về để quan hệ tình dục. Tuy nhiên, chỉ sau một đêm mặn nồng, cô ấy sẽ đuổi người đàn ông ra khỏi nhà vào buổi sáng. Họ sẽ không gặp lại nhau cũng như không có bất cứ thông tin gì về đời tư của nhau.
Cuộc tình thoảng qua này có thể là bí mật không ai biết được nhưng cũng có thể được công khai. Nhưng dù dưới hình thức nào đi chăng nữa thì người đàn ông cũng không bao giờ dọn về chung sống với người phụ nữ.
Giữa họ cũng không có bất cứ ràng buộc nào. Khi người phụ nữ sinh con, người đàn ông không có danh nghĩa là cha đứa trẻ, không phải gánh vác một phần việc nhà cũng như không phải đóng góp gì vào việc nuôi nấng đứa trẻ. Ngược lại, những người đàn ông sẽ ở nhà mình và giúp đỡ chị em gái mình nuôi con.