Tuy nhiên, theo Simon Marsh, một bác sĩ phẫu thuật ngực tại Bệnh viện Đại Colchester - Anh, các chị em hãy bình tĩnh, nhiều khi chưa hẳn đó là dấu hiệu của ung thư. Dưới đây là một số trường hợp mà cục lạ được tìm thấy trong vú không phải là ung thư như bạn nghĩ.
Cục u hình bầu dục chạy dưới da mỗi khi chạm vào
Đây có thể là u xơ tuyến vú xảy ra chủ yếu ở phụ nữ tuổi từ 20-30. Cục u được hình thành khi biểu mô tuyến và mô liên kết ở vú dính lại với nhau. Chúng giống như những hạt đậu, kích thước thường khoảng 1-2 cm, có thể di chuyển dưới da, khi sờ vào nghe cộm cộm. Những phụ nữ có mô vú "nhạy cảm" nhất dưới sự thay đổi hormone có thể dẫn đến sự tăng trưởng của u xơ tuyến vú, có khi kích thước lên đến 8-12 cm.
Khi được chẩn đoán bị bướu sợi tuyến vú, đừng quá lo lắng vì đây là một loại u lành sẽ không làm gia tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu cảm thấy đau có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ.Cục u cứng xảy ra sau khi bị tổn thương
Đây có thể là hoại tử mỡ (Fat necrosis). Thoạt nhìn và sờ nó giống như u ung thư, nhưng nếu bạn vừa trải qua một va chạm ở vùng ngực thì cục u có thể chỉ do chất béo bị hoại tử. Thông thường, sau khi bị sưng, bầm mô mỡ sẽ trở nên cứng lại và hình thành cục u khoảng 2-3 cm, đôi khi có cảm giác đau.
Cục u này thường xuất hiện chỉ sau một đêm, vùng da xung quanh đôi khi đỏ lên, khi di chuyển cảm thấy đau gọi là nang tuyến vú
Hoại tử chất béo trông như ung thư khi chụp quang tuyến vú nên cần thực hiện sinh thiết lõi để xác định rõ. Nếu do hoại tử thì cục u sẽ dần biến mất, thời gian có thể lên đến vài năm.
Cục u xuất hiện bất thường và hơi đau
Cục u này thường xuất hiện chỉ sau một đêm, vùng da xung quanh đôi khi đỏ lên, khi di chuyển cảm thấy đau gọi là nang tuyến vú. Loại u này hay xảy ra ở phụ nữ từ 40-60 tuổi do sự thay đổi về hormone.
Một dạng khác hay gặp ở phụ nữ đang cho con bú gọi là nang sữa đóng kén (galactocoele). Những trường hợp này phải dùng kim để chọc hút hoặc phẫu thuật cắt bỏ nang.