1. Thực đơn nghèo năng lượng
Sau nhiều năm nghiên cứu thực tế các trường hợp sống trên trăm tuổi và thực nghiệm trên đàn chuột, các nhà khoa học Mỹ (Đại học Michigan) đã đi đến kết luận: nếu ăn ít hơn, cuộc sống của chúng ta có thể kéo dài thêm một phần ba thời gian. Cụ thể, những người áp dụng thực đơn trong giới hạn 1.400-2.000 kcal/ngày sở hữu trái tim trẻ hơn 15 năm so với tuổi khai sinh.
Cần thiết kế thực đơn một cách hợp lý. Trong thành phần trước hết phải giàu chất xơ (ngũ cốc, rau xanh, hoa quả). Lưu thông qua hệ tiêu hóa, chất xơ phát huy tác dụng điều chỉnh chức năng ruột. Hệ quả, chất xơ làm giảm thiểu nồng độ cholesterol xấu và hạ thấp độ đường trong máu.
2. Một ly rượu vang đỏ cho bữa trưa
Rượu vang đỏ chứa số lượng lớn flavonoid, resveratrol. Những hợp chất phát huy tác dụng phòng ngừa viêm nhiễm, hạ thấp nồng độ cholesterol và ngăn ngừa ung thư. Nhờ thế máu có độ nhớt vừa phải, không bị nguy cơ máu vón cục. Resveratrol cũng có dạng viên tổng hợp. Một viên có liều lượng tương đương một chai rượu vang 0,70 lít.
Nếu ăn ít hơn, cuộc sống của chúng ta có thể kéo dài thêm một phần ba thời gian
3. Vui vẻ hàng ngày
Hệ đề kháng khỏe mạnh có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Nó loại bỏ tình trạng viêm nhiễm bên trong cơ thể và ngăn ngừa khả năng xuất hiện các khối u. Các nhà khoa học Mỹ đã khám phá ra chi tiết hết sức thú vị: cười phát huy khả năng kích thích hoạt động của hệ miễn dịch. Niềm vui làm gia tăng sản xuất tế bào đề kháng trong cơ thể - đội quân bảo vệ chúng ta trước các bệnh lây nhiễm và ung thư. Nụ cười cũng dẫn đến việc tạo ra hoóc-môn hạnh phúc endorfin trong não bộ. Vậy hàng ngày nên đọc vài ba mẩu chuyện cười hoặc dành thời gian thích hợp xem phim hài.
4. Ngủ đẫy giấc
Thường xuyên hoạt động thể chất và ngủ đẫy giấc là chìa khóa mở cửa sống lâu. Các nhà khoa học đã chứng minh, chỉ giấc ngủ tối thiểu tám tiếng/ngày, thời gian nghỉ ban đêm không ngắt quãng mới khả dĩ phục hồi cơ thể.
Những người thiếu ngủ, thường bị bệnh tiểu đường và áp huyết cao. Để kéo dài tuổi thọ, cần hoạt động thể lực thường xuyên, thí dụ dạo bộ hoặc đi xe đạp.
5. Sống theo nhịp đồng hồ sinh học
Cơ thể ưa cuộc sống có nề nếp. Vì thế suốt hàng ngàn năm đã hình thành nhịp hàng ngày. Ban ngày là thời gian cơ thể hoạt động cường độ cao, ban đêm – thời gian nghỉ ngơi. Các nhà khoa học khuyên: cần tuân theo nhịp điệu đó, không thức quá khuya, làm việc – không nghỉ ngơi vô nguyên tắc. Sẽ xuất hiện những thay đổi trong trao đổi chất – một khi nhịp thời gian bị đảo lộn, lâu ngày có thể dẫn đến bệnh tật.
6. Ăn chậm, nhai kỹ
Cần nhai thức ăn tối thiểu 30 lần trước khi nuốt. Trong khoang miệng, nhờ các men có trong nước miếng, quá trình tiêu hóa ban đầu sẽ diễn ra. Nó phát huy tác dụng giúp giảm bớt gánh nặng cho dạ dầy và cải thiện quá trình cơ thể tiêu hóa các dưỡng chất.
Ăn nhanh làm cho cơ thể tiết ra lượng axit tiêu hóa quá lớn, dễ làm tổn thương dạ dầy.
7. Sở thích và nỗ lực thể chất
Để sống lâu, cần làm những gì tạo cảm giác thú vị. Với người này có thể là công việc làm vườn, với người khác – nấu nướng hoặc đọc sách báo. Các nhà khoa học lý giải, khi chúng ta làm việc gì mang lại cảm giác phấn khích, trong não bộ sẽ tiết ra lượng endorfin thư giãn lớn. Hợp chất này phát huy tác dụng giảm áp huyết và làm chậm nhịp tim. Những hoạt động thể chất vừa phải như dạo bộ, tập thể dục… sẽ phát huy tác dụng củng cố xương cốt, ngăn ngừa bệnh tật, trong đó có bệnh loãng xương.