(Tạp Chí gia Đình) - Nghiên cứu này còn có tên gọi ACTION hiện đang được Viện Y tế toàn cầu George (George Institute for Global Health) tại Sydney quản lý.
Dưới sự bảo trợ của Asean Foundation – Quỹ giáo dục không hạn chế của Roche Khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Bà Inge Sanitasia Kusuma - Giám đốc vùng các nước Việt Nam, Campuchia và Lào - Văn phòng đại diện Hoffman-La Roche
Viện George tìm kiếm những dữ liệu về dịch tễ học và những gánh nặng kinh tế trên các bệnh nhân ung thư và gia đình họ ở các quốc gia Đông Nam Á (Việt Nam, Malaysia, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanma, Philippin, và Thái Lan). Nghiên cứu được thực hiện trên 10.000 bệnh nhân ung thư trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm 1.500 bênh nhân tại Việt Nam.
Ở các nước thành viên ASEAN, tính riêng trong năm 2008 đã có hơn 500.000 bệnh nhân chết vì ung thư và 700.000 trường hợp ung thư mới được phát hiện. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, điều trị ung thư lại chỉ nhận được chưa đầy 0.5% trong tổng kinh phí dành cho ngành y tế . Rất tiếc là ở Việt Nam cho tới nay lại thiếu những thông tin này cũng như các thông tin về chi phí của hộ gia đình.
Gánh nặng kinh tế gây ra do ung thư được khảo sát trong nghiên cứu bao gồm chi phí các dịch vụ chẩn đoán và điều trị, thời gian cũng như công sức của bệnh nhân và gia đình họ trong quá trình điều trị ung thư, chất lượng cuộc sống, và khả năng lao động bị mất đi do những khuyết tật liên quan đến ung thư và bị tử vong sớm.
Kết quả của giai đoạn 1 của nghiên cứu đã nhấn mạnh rằng sự gia tăng những gánh nặng của bệnh ung thư tại khu vực Đông Nam Á là do sự già hóa dân số, sự tăng trưởng và xu hướng dài hạn về những yếu tố nguy cơ có ảnh hưởng làm gia tăng tỉ lệ ung thư bao gồm hút thuốc, tiếp xúc hóa chất, lười vận động và chế độ ăn nhiều chất béo…., Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ, vì vậy đây là một nghiên cứu về chi phí của hộ gia đình cho khám chữa bệnh ung thư thực sự là cần thiết.
theo Tạp Chí Gia Đình