Bài báo tổng kết công trình nghiên cứu nhiều năm này được đăng trên tờ báo Los Angeles Times đã viết: “Bất cứ loại thịt gì, thịt bò, lợn hay cừu, dù mỗi tuần chỉ ăn một lượng nhỏ cũng làm tăng 13% nguy cơ mắc các bệnh trầm trọng, trong đó có bệnh ung thư, đột quỵ và bệnh tim mạch. Nếu mỗi ngày ăn các loại “thịt đỏ” hoặc các loại thực phẩm chế biến từ thịt đỏ như xúc xích, giăm-bông hay đồ hộp thì nguy cơ mắc các bệnh sẽ không dưới 20%”.
Các nhà dinh dưỡng khuyên nên thay thế thịt trong khẩu phần ăn hàng ngày bằng các loại rau quả, sản phẩm sữa đã tách bơ, thịt gia cầm và cá (loại cá không béo như cá tra, cá ba sa).
Ăn quá nhiều thịt gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Các nghiên cứu cho rằng sở dĩ thịt nguy hiểm vì nó chứa lượng sắt dư thừa, nhiều chất béo no, cũng như các chất tồn dư do thức ăn gia súc mang lại. Đặc biệt nguy hiểm là món bít-tết rán không hoàn toàn chín mà đa số người Mỹ có thói quen dùng mỗi tuần 3-4 lần.
Họ hy vọng mọi người sẽ nhận thức được mối nguy hiểm của các thói quen ăn uống hiện nay thông qua sự tuyên truyền của khoa học để chủ động giảm tỷ lệ thịt trong các bữa ăn hàng ngày.
Để đi đến kết luận nói trên các nhà dinh dưỡng đã theo dõi trong thời gian kéo dài 20 năm, thu hút 80 nghìn phụ nữ và 30 nghìn nam giới ở lứa tuổi từ 28 đến 55 qua sự phân tích có hệ thống khẩu phần ăn và tình trạng sức khỏe cua những người tinh nguyện nói trên. Một chế độ ăn lành mạnh là chế độ ăn tỷ kệ thịt giảm tới tối thiểu.