Mối gặm nhấm tiền
Năm 2011, một giám đốc điều hành ngân hàng tại thành phố phía Bắc Lucknow, Ấn Độ đã rất sốc khi mở kho tiền và phát hiện ra ổ mối đã gặm nhấm gần hết 222.000 đô la.
Anh không giấu được sự bàng hoàng khi chia sẻ với báo giới: “Toàn bộ số tiền này đưa vào kho vào tháng 1/2011, nhưng khi kiểm tra thì toàn bộ số tiền đã bị gặm nhấm gần hết. Chúng tôi vẫn đang điều tra nguyên nhân xảy ra chuyện này”.
Sâu bướm phủ kín xe hơi
Năm 2009, một chiếc xe hơi tại Rotterdam, Hà Lan đã bị tấn công bởi hàng nghìn con sâu bướm. Sau khi bao phủ và ngấu nghiến một thân cây lớn trong công viên, chúng đã tìm đến chiếc xe hơi xấu số đang đậu gần đó để làm tổ và biến thành bướm đêm khoảng 4 tuần sau đó.
Châu chấu đổ bộ khắp radar thành phố
Tại Albuquerque, New Mexico, người dân đã phải chứng kiến cảnh châu chấu phát triển và hủy hoại thành phố trực thuộc khu vực Tây Nam này. Hầu như bất cứ nơi nào cũng có sự hiện diện của chúng, ngay cả khi xem qua radar, người ta vẫn nhìn thấy châu chấu bay lượn khắp nơi trong không khí.
Bọ cánh cứng khiến người lái xe chấn thương
Năm 2011, hàng nghìn con bọ nước cánh cứng đã xuất hiện tại bờ biển phía Đông của Úc. Khi Ken Tompkins lái xe đạp dọc theo bờ biển, ông đã trượt xe khi cán phải đàn bọ cánh cứng khổng lồ và ngã nhào vào chúng. Hậu quả là Ken Tompkins đã bị vỡ xương hông, xương đòn, xương sườn và phải nằm liệt giường suốt 6 tuần điều trị chấn thương.
Rắn rết vào làng vì núi lửa phun trào
Năm 1992, ngọn núi lửa Mt Peleé nằm trên hòn đảo Caribbean Pháp đã phun trào, tạo nên sự chấn động cực lớn khiến hàng nghìn loài công trùng, rắn độc đổ xô di dời vào các làng lân cận. Sự xâm lược bất ngờ của các loài rắn rết độc hại đã giết chết khoảng 50 người dân tại đây, cùng hơn 200 loài động vật, gia súc.
Kiến lửa gặm nhấm thiết bị điện
Tại Houston, Texas, người dân đang vô cùng sợ hãi khi chứng kiến sự lây lan, phát triển đáng báo động của loài kiến đỏ nâu – được xem là loài kiến lửa ghê gớm nhất từ trước đến nay. Chúng không tìm kiếm những thức ăn, thực phẩm thông thường, thay vào đó, loài kiến này lại rất thích gặm nhấm các thiết bị điện.
Kiến đầu đỏ thường nhai ngấu nghiến các loại dây cách nhiệt, gây ra tình trạng ngắt mạch điện trên khắp thành phố. Thậm chí ngay cả trụ sợ chính của Nasa tại Houston cũng từng là nạn nhân của loài “kiến điện” đỏ nâu này.
Cuộc đổ bộ của loài ve định kỳ 17 năm
Nếu sinh sống gần bở biển phía Đông ủa Hoa kỳ, người dân sẽ được trải nghiệm sự phát triển của các loài ve tại đây.
Khi còn là loại con non chưa mọc cánh, chúng sẽ mất khoảng 13 đến 17 năm để hút rể cây dưới lòng đất. Chờ khi nhiệt độ lòng đất lên đến 64 độ C, chúng mới đổ bộ ngoi lên gốc, hoặc thân cây và chết. Phải chờ đến 13-17 năm sau, giống nòi của chúng lại tiếp tục phát triển và xuất hiện một lần nữa.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, dưới lòng đất tại khu vực này đang có đến 30 tỷ cho đến 1 nghìn tỷ loài ve đang ngấm ngầm chờ đợi được ngoi lên mặt đất đúng thời điểm.
Ong làm tổ phủ kín xe hơi
Năm 2006, loài ong vàng đã bủa vây làm tổ lớn trong một chiếc xe hơi đặt tại một nhà kho cũ, thuộc miền Nam Alabama.
Ban đầu, kích thước của tổ ong chỉ to bằng một lốp xe ô tô, nhưng dần về sau, chúng bắt đầu lan rộng ra khắp chiếc xa và lan ra cả khu vực nhà kho khoảng 300 mét.
Ruồi cá gây tắc nghẽn giao thông
Năm 1957, người dân tại Hastings, Minnesota đã chứng kiến cuộc đổ bộ của hàng triệu con ruồi cá. Chúng làm tổ và quây kín giữa thân cầu, khiến con đường trở nên trơn trượt và gây cản trở qua lại của các xe hơi. Cảnh sát và lính cứu hỏa đã được điều động và làm mọi cách để giải tỏa lối đi. Ở thời điểm đó, người lái xe phải mất hơn 1 giờ để đẩy o tô vượt qua “núi” ruồi cá đó.