Cưới xin là một trong những nghi lễ quan trọng trong đời sống tinh thần của người Tây Tạng. Không giống với chế độ đa thê- một chồng lấy nhiều vợ đã tồn tại lâu đời ở nhiều quốc gia, Tây Tạng là vùng đất hiếm hoi trên thế giới hiện vẫn duy trì chế độ “đa phu”- một vợ lấy nhiều chồng. Tuy nhiên không vì điều đó mà vai trò và quyền lực của người đàn ông trong gia đình bị coi nhẹ, ngược lại, “người chồng cả” lại là người có toàn quyền quyết định mọi việc trong gia đình.
Thông thường, một người phụ nữ Tây Tạng sẽ lấy từ 2 đến 3 người chồng và đa phần những người chồng này là anh em ruột trong một gia đình. Tuy nhiên, do những người chồng thường xuyên luân phiên nhau đi chăn thả gia súc ở các thung lũng hoặc buôn bán ở những vùng đất xa nên mỗi khoảng thời gian trong năm, người vợ thường chỉ sống duy nhất với một người chồng. Thậm chí, những đứa con cũng không biết chính xác bố của mình là ai, vì vậy, khi vào một gia đình ở Tây Tạng, người chồng lớn tuổi nhất sẽ được giới thiệu chung là bố của bọn trẻ.
Cô gái Tây Tạng.
Theo phong tục đa phu của người Tây Tạng ở vùng núi Himalaya, nếu một cô gái là con cả trong một gia đình cưới một chàng trai cũng là con cả, thì người em trai kế tiếp của chàng trai cũng phải lấy cô gái đó. Người anh cả sẽ là trụ cột của gia đình. Mỗi khi người anh cả có việc phải đi xa nhà thì người em trai sẽ đảm đương trọng trách trụ cột thay anh trai mình. Nếu trong gia đình người chồng vẫn còn em trai thứ ba chưa lấy vợ thì người em trai đó phải đi tu hoặc chỉ được phép lấy góa phụ hoặc con gái của một gia đình không có con trai.
Lý giải cho tập tục cưới xin kỳ lạ này, người Tây Tạng cho biết việc anh em trai lấy chung một vợ là cách khôn ngoan giúp họ bảo toàn nguyên vẹn đất đai của gia đình, đặc biệt là những gia đình làm nghề nông. Sẽ không có chuyện anh em tranh giành đất đai mà quỹ đất đó sẽ là tài sản chung của một gia đình “đa phu” và đến đời con họ, các anh em trai sẽ lại lấy chung một vợ như đời bố mình, cứ như vậy đất của ông bà tổ tiên được giữ nguyên đến những đời sau.
Chỉ được kết hôn khi quan hệ đủ với… 20 người đàn ông
Cũng bởi mục đích chính của việc lấy vợ là nhằm bảo toàn đất đai nên trinh tiết hay sự trong trắng của một cô gái không được đề cao. Cô dâu là người được bố mẹ chú rể lựa chọn và thường là người có cùng địa vị trong xã hội. Việc cô gái không ưng thuận và từ chối người đàn ông muốn lấy mình được cho là một điều tối kỵ, vì vậy các cô gái sẽ gật đầu chấp nhận người đầu tiên hỏi cưới mình cho dù đó không phải là chàng trai trong mơ của họ.
Tuy nhiên để lấy được người mà mình thương yêu, nhiều cô gái đã hợp sức với bạn trai của mình để tìm cách “lách luật”. Theo cách này, cô gái sẽ giả vờ đi ra ngoài đường để đi chợ hoặc đến nhà người thân, sau đó anh chàng người yêu của cô sẽ bất ngờ xuất hiện và “giở trò đồi bại”. Trong lúc ấy một đám bạn thân thiết của chàng trai sẽ vô tình đi ngang qua hiện trường và phát hiện vụ việc, sau đó họ liền trở về làng thông báo cho dân làng biết. Nhờ vậy, cô gái và chàng trai sẽ được chấp thuận cho lấy nhau.
Có ý chung nhân hoặc có người xin cưới đã đành, song để đến được đám cưới thì còn là cả một chặng đường dài. Trước khi được công nhận là đủ “tiêu chuẩn” đi lấy chồng, các cô gái phải tìm được ít nhất 20 người đàn ông khác nhau và thuyết phục họ ngủ chung với mình. Trong suy nghĩ của người Tây Tạng, một phụ nữ được cho là đẹp chỉ khi họ có nhiều người đàn ông để mắt đến. Vậy nên việc tìm đủ 20 người đàn ông và qua đêm với họ là bằng chứng thuyết phục nhất về sự quyến rũ của người phụ nữ.
Một gia đình ở Tây Tạng.
Người Tây Tạng cũng cho rằng cô gái cần phải tích lũy kinh nghiệm phòng the trước khi lấy chồng và sau này sử dụng chính nó để phục vụ chồng mình. Nếu một người chồng lấy phải một cô dâu còn trinh, đó được xem như một điều đen đủi và khi chuyện này bị lộ ra ngoài, cả hai vợ chồng sẽ bị đuổi ra khỏi làng.
Việc tìm đủ 20 người đàn ông tại một vùng đất hẻo lánh và khắc nghiệt bậc nhất thế giới như Tây Tạng đã là một việc khó, việc thuyết phục họ chịu ngủ cùng với một người lạ lại là chuyện khó hơn gấp vạn lần. Nhiều cô gái cho biết họ hiếm khi tìm được người đàn ông nào trong làng chịu “ban ơn” cho mình, bởi hầu hết những người này đều đã lập gia đình. Do đó, các cô gái thường phải một thân một mình rong ruổi trên những con đường mòn đất đá để đi tìm đàn ông ở những vùng cách xa đó hàng chục cây số.
Địa điểm “săn đàn ông” thứ hai mà cô chia sẽ chính là những thung lũng nơi có nhiều người chăn thả gia súc. Ở Tây Tạng, các gia đình thường nuôi từ vài chục đến vài trăm con gia súc, vì vậy những người đàn ông thường lùa gia súc đến những bãi cỏ ở thung lũng và chăn thả ở đó cho đến khi hết thức ăn, họ lại lùa gia súc đến một thung lũng khác. Những chuyến chăn thả gia súc như vậy thường kéo dài cả tháng, có khi là vài tháng trời. Vì vậy, khi gặp được những người chăn thả gia súc cô đơn giữa những đồng cỏ, các cô gái cũng dễ dàng thuyết phục được họ chịu ngủ chung một đêm với mình.
Sau khi tích lũy đủ kinh nghiệm “tình trường” như yêu cầu, các cô gái sẽ được tổ chức hôn lễ với người đàn ông đã hỏi cưới mình. Kết thúc hôn lễ, thậm chí các cô còn được nhận được các văn bản y tế nhằm bổ trợ thêm các kiến thức trong chuyện ấy. Một cô gái cho biết cô nhận được một văn bản y tế trong đó có viết về số lần “yêu” nên thực hiện trong từng mùa. Theo đó, từ 2-3 lần trong ngày vào mùa đông, 2 ngày 1 lần vào mùa thu và 15 ngày 1 lần vào mùa hè.
Dù cởi mở trong chuyện tình dục song người Tây Tạng lại rất chặt chẽ trong chuyện quản lý tài sản. Khi một người chồng không may qua đời, người vợ được khuyến khích lấy thêm em trai của người chồng quá cố nhằm mục đích bảo vệ tài sản của gia đình nhà chồng. Trong một số trường hợp người chồng quá cố có con trai riêng với vợ cũ, hoặc con ngoài giá thú, thậm chí người vợ còn được ủng hộ để tái hôn với những người con đó.
Trên quan điểm của mình, những nhà nhân quyền học cho rằng việc duy trì chế độ đa phu và hủ tục quan hệ với nhiều người trước hôn nhân mà thiếu những biện pháp an toàn sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của phụ nữ. Ngoài ra việc phải chăm lo và làm việc nhà trong một gia đình đông người sẽ khiến người phụ nữ không có cơ hội học hành, nâng cao hiểu biết và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến trình độ văn hóa và dân trí ở Tây Tạng.