Kết quả siêu âm xác định bên trong ngõ âm đạo của bé có dị vật. Bệnh nhân lập tức được truyền máu và bơm rửa để trục xuất dị vật, song đó không phải là con đỉa thứ hai mà chỉ là khối máu lớn vón cục, có thể do chú đỉa đã chui ra gây nên.
Các bác sĩ tiếp tục áp dụng các biện pháp cầm máu, tình trạng xuất huyết âm đạo giảm dần rồi hết hẳn. Bộ phận sinh dục trong của bé có một vết thương nhỏ như vết côn trùng cắn. Người nhà cho biết thêm, khi chui ra ngoài, con đỉa to gần bằng ngón tay út, bụng căng máu.
Ảnh minh họa
Đây không phải là lần đầu Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận bệnh nhân bị đỉa chui vào chỗ kín. Cách đây vài năm, khoa Ngoại - Tổng hợp cũng đã cấp cứu cho một bé trai nhập viện trong tình trạng đau bụng dưới và tiểu ra máu.
"Siêu âm thấy có dị vật nằm trong bàng quang, chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật và lấy ra một con đỉa to bằng ngón tay, bụng căng máu", thạc sĩ - bác sĩ Đào Trung Hiếu, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1, kể.
Cũng theo bác sĩ Hiếu, việc tắm sông ở những vùng có nhiều đỉa và bị đỉa chui vào chỗ kín hoàn toàn có thể xảy ra. "Đỉa có khả năng chui vào những khe hở rất nhỏ sau đó bám vào hút máu cho đến khi no thì tự chui ra hoặc trú luôn bên trong. Hiện tượng chảy máu liên tục sau đó là do khi hút máu miệng đỉa tiết ra chất khiến máu không thể đông", bác sĩ Hiếu nói.
theo Khỏe và đẹp