Tại chợ Thanh Hà (Hà Nội) xuất hiện cherry (anh đào) được bán với giá 210.000 đồng/kg và quảng cáo là cherry Mỹ. Trong khi đó, một số cửa hàng nhập khẩu trái cây từ Mỹ cho biết, với giá bán là 200.000 đồng/kg thì không thể có lãi. “Giácherry hiện tại của bên mình là 399.000 đồng/kg, đây cũng là mức giá đã khuyến mãi… chứ giá giảm nữa thì không thể có chuyện có lãi”, chị Hương (quản lý cửa hàng Klever Fjuice 78 Láng Hạ) cho biết. Ngoài ra, theo chị Hương, cherry cũng có nhiều loại khác nhau như cherry vàng, cherry đỏ (khi chín, ngả sang màu tím), nhưng mức giá không thể thấp đến mức 200.000 đồng/kg.
|
Nho đỏ Mỹ (trái) và nho Trung Quốc (phải) có sự khác biệt khá lớn. Trong khi nho Mỹ quả cứng và có màu sậm thì nho Trung Quốc mềm, mọng hơn và có màu nhợt nhạt
|
Chủ một cửa hàng trái cây nhỏ tại Hà Nội cho biết: "Dưa vàng Trung Quốc bán 50.000-60.000 đồng/kg, dưa Mỹ bán ít nhất là 150.000 đồng/kg… nhưng bọn chị bán cũng quen, không muốn lừa khách chứ nhìn thì cũng không biết đâu”.
Theo khảo sát, giá nho Mỹ tại các cửa hàng đóng mác hoa quả nhập khẩu xịn có sự chênh lệch rất lớn. Những cửa hàng có tên tuổi như Green Day Mart, Agri Việt Hưng, mức giá niêm yết cao hơn hẳn. Ví dụ nho đen được 230.000 đồng/kg, đắt hơn 50.000-100.000 đồng/kg so với các cửa hàng khác.
Tại chợ Đoàn Thị Điểm (Hà Nội), những loại nho đỏ hình dạng giống hệt các loạinho Trung Quốc bị phản ánh trước đó đã được gói gém vào những túi lilon được dán lại khá nham nhở bằng... nến, bên ngoài có 1 tờ giấy nhỏ in nguồn gốc xuất xứ là... nho Mỹ. "Họ bảo nho Mỹ 170.000/kg đấy, nhưng chị mặc cả xuống 60.000/kg thì vẫn bán", chị Ngọc Lan - một người nội trợ cho biết. Theo chị Lan, loại nho đỏ này khi ăn có những đặc điểm giống hệt nho Trung Quốc như nhiều hạt, mềm và có vị chua.
Còn nếu là nho đỏ Úc và Mỹ, giá trên thị trường theo nhiều người bán hoa quả, không dưới 230.000 đồng/kg. Các loại "nho Mỹ siêu rẻ" không chỉ xuất hiện tại khu chợ đã nói kể trên mà còn có thể bắt gặp ở các chợ khác như chợ Thành Công, chợ Cầu Diễn... một số sạp hàng ngoài trời.
|
Tại các cửa hàng, hoa quả ngoại nhập như nho, cherry đều được bảo quản trong tủ mát. Nếu bày bán ngoài đường trong điều kiện tự nhiên sẽ rất dễ hỏng, nát.
|
Phân biệt dựa vào đâu?
Khách muốn phân biệt, theo nhiều người, chỉ có hai cách là nếm và nhìn bằng mắt thường. Dù thế, cả hai cách này đều khá mơ hồ, trong khi cơ quan chức năng chưa quyết liệt để ngăn chặn hoa quả chất lượng không đảm bảo bán tràn lan.
Chị Lệ ở Định Công chia sẻ chị là “con nghiện” nho Mỹ vì tin tưởng tuyệt đối vào chất lượng hàng nhập khẩu. Nhưng sau một lần ngộ độc “hàng hiệu”, chị lại quay ra nghi ngờ các sản phẩm cao cấp này. “Sau lần ngộ độc nho Mỹ, tôi cai nghiện luôn món này vì dù rất thích ăn nhưng tôi không chắc mình mua được đúng nho Mỹ thật. Tôi không biết phân biệt nho Mỹ, nho Trung Quốc và nho Việt Nam”, chị nói. Nho Trung Quốc 30.000 đồng/kg có sự khác biệt lớn với nho Mỹ nhưng theo chị, rất khó phân biệt. Dù không dám khẳng định nhưng chị Lệ nghi ngờ, có nhiều loại nho Trung Quốc được trộn vào nho Mỹ mà khách hàng khó có thể phân biệt được.
Trong khi đó, theo chị Nga, quản lý của Green Day Mart, việc phân biệt nho Trung Quốc và nho Mỹ không quá khó. Nho Trung Quốc to, tròn, ăn có vị chua và khá mềm. Trong khi đó, nho Mỹ dài, thuôn, ăn ngọt và giòn. Về chuyện người tiêu dùng mắc bẫy, chị này cho rằng, chủ yếu là do hám rẻ. Chị chia sẻ, không ít khách hàng thường hay hỏi “tại sao giá ở đây cao thế mà nơi khác chỉ bằng một nửa”. Nhưng sau khi hỏi xong, hầu hết người mua đều có câu trả lời vì khi nếm dù chỉ một quả họ cũng phân biệt được đâu là nho Mỹ, nho Trung Quốc vì chất lượng có sự khác biệt khá lớn.
|
Khi bổ ra, nho Mỹ nhìn rất chắc thịt và không có hạt (trái) trong khi nho đỏ Trung Quốc có nhiều hạt và ruột khá rỗng, bóp vào thấy rất nhão (phải)
|
Chị Nga nói thêm, có sự chênh lệch lớn giữa giá cả của các cửa hàng hoa quả nhập một phần do chi phí vận chuyển, chất lượng sản phẩm, phần còn lại do một số cửa hàng đội lốt hoa quả nhập, bán hàng trộn hoa quả Trung Quốc.
Trả lời báo giới trước đó, ông Nguyễn Văn Ngã - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 2 (cục Bảo vệ thực vật) cho biết, không có bất kì doanh nghiệp nào nhập khẩu từ Trung Quốc, trên giấy tờ các doanh nghiệp chỉ nhập cherry từ Mỹ, Canada… Như vậy, các loại cherry giá rẻ trên thị trường nếu nhập khẩu từTrung Quốc thì 100% là nhập lậu và chất lượng loại cherry Trung Quốc như thế nào vẫn chưa được kiểm nghiệm.
Theo VTC