- Marketing là nhu cầu của doanh nghiệp, chỉ doanh nghiệp mới biết, nhà nuớc không thể biết đuợc. Chi bao nhiêu, vào lúc nào, cho ai, vào việc gì... là vấn đề của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hiện nay, cơ quan nhà nuớc lại quy định chi phí quảng cáo không đuợc quá 10% chi phí thực tế phát sinh trong kỳ, điều này có 3 điểm vô lý.
Thứ nhất, chi phí thực tế phát sinh trong kỳ tới tháng 3 năm sau mới có thể biết đuợc. Một năm ba tháng truớc đó doanh nghiệp chưa thể biết chi phí mình bao nhiêu. Ví dụ, Sabeco ngày 1//1/2012 kết sổ thì tới tháng 4-5, các chi phí mới có con số cụ thể, cho nên truớc đó chúng tôi chi tù mù cho quảng cáo, không biết có vượt quá 10% hay không. Bài toán này xảy ra với tất cả các doanh nghiệp chứ không riêng Sabeco.
Thứ hai, quy định con số 10% chung cho các loại hình doanh nghiệp là vô duyên. Có khi ngành này cần nhưng ngành kia thì không, hoặc có đơn vị cùng ngành nhưng nhu cầu quảng cáo cho từng thị truờng lại khác nhau.
Thứ 3, không ai quản lý chi phí với mẫu số là chi phí cả, nếu muốn quản lý thì phải quản lý trên doanh thu như chi phí quảng cáo không đuợc vượt quá 20-30% doanh thu chẳng hạn.
Ví dụ: bạn yêu cầu con chỉ đuợc chơi điện tử không quá nửa số tiền mà bạn đã cho con ăn sáng, vậy nếu muốn có thêm tiền điện tử, bé phải xin thêm tiền ăn sáng. Đó là cách không văn minh, trong truờng hợp doanh nghiệp, áp trong quy định này, khi cần thêm tiền quảng cáo thì tôi phải nâng các chi phí phát sinh lên (có thể nâng khống cả chi phí khác như sự cố, điện nuớc tăng...).
- Nhiều ý kiến cho rằng nếu không khống chế trần chi phí quảng cáo sẽ phát sinh nhiều hệ lụy tiêu cực, trong đó có chuyện doanh nghiệp né thuế. Quan điểm của ông về vấn đề này?
- Không thể nói như vậy. Điều đó sẽ có thị truờng, doanh nghiệp lo, cổ đông kiểm soát, cơ quan thanh tra thuế nữa. Khi cần kiểm tra tính minh bạch chỉ cần đối chiếu chứng từ là xong, không chạy đâu đuợc.
Với một công ty cụ thể phải hạch toán rõ ràng, nếu chi quá nhiều cho quảng cáo mà không đem lại hiệu quả thì cổ đông sẽ siết ngay. Với đơn vị nhà nuớc thì có thể mất chức tức khắc. Còn về thị truờng, chẳng đơn vị nào không tính đến hiệu quả marketing. Nếu không hiệu quả, thị truờng sẽ tự đào thải.
|
Ông Phạm Đăng Tuất, Chủ tịch Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). |
- Vậy các doanh nghiệp muốn hạn mức này nên là bao nhiêu?
- Theo tôi, không nên dùng quyết định hành chính nào để phủ quyết quyền làm thị truờng của doanh nghiệp. Chúng tôi biết rõ nhu cầu của mình, nhà nuớc phải trả lại quyền làm thị truờng cho chúng tôi, đây là quyền tối thuợng của doanh nghiệp.
Không cần không chế là cách văn minh nhất, hãy để doanh nghiệp tự quyết số phận của mình. Nếu buộc phải khống chế thì nên quy định cho từng ngành nghề cụ thể nhưng cách này không giải quyết tận gốc vấn đề.
Biện pháp nới rộng trần chi phí cũng không đem lại hiệu quả, vì có thể năm nay tôi cần 40% chi phí quảng cáo để tấn công thị truờng tiềm năng nhưng năm sau tôi không cần đồng nào nữa vì chiến dịch đó vẫn đang phát triển thành công.
- Chi phí marketing có ý nghĩa như thế nào đối với ngành bia?
- Khoản chi này rất quan trọng vì cơ bản người tiêu dùng chỉ trả tiền cho những gì họ biết. Heineken còn dùng những nguời nổi tiếng như điệp viên 007 quảng cáo. Ngoài ra, đồ uống (nhất là bia) còn thể hiện gu, sĩ diện nên một chiến dịch marketing đánh đúng nhu cầu sẽ tạo hiệu quả khác biệt rõ ràng.
Nếu còn áp trần chi phí quảng cáo, và một khi các hãng bia lớn trên vào Việt Nam, chắc chắn các doanh nghiệp trong nước hết đất sống. Trước nay, việc cạnh tranh giữa bia nội - ngoại về quảng cáo là không bình đẳng. Chúng tôi phải tự bỏ tiền túi làm chiến dịch quảng cáo, mời nguời nổi tiếng, quay clip... nhưng tất cả điều đó vẫn bị khống chế với 10% như đã nói án ngữ.
Trong khi đó hãng ngoại đuợc hỗ trợ từ tập đòan "mẹ", các đọan quảng cáo với nguời nổi tiếng có giá cả mấy triệu USD nhưng khi đem vào Việt Nam họ chỉ việc phát lên tivi, họ có phải đóng thuế cho các đoạn quảng cáo này. Theo tôi biết thì không, trong khi đây cũng là sản phẩm dịch vụ chứ. Vậy bình đẳng ở đâu?
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành quy định mức chi cho quảng cáo tiếp thị đuợc khấu trừ thuế chỉ là 10% tổng chi phí kinh doanh hợp lý cảa doanh nghiệp. Dự thảo sửa đổi Chính phủ trình Quốc hội kỳ này đề xuất nâng giới hạn lên 15%. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng không nên khống chế mà trao quyền tự quyết cho doanh nghiệp.
|
Kiên Cuờng