1. Giấu gấu bông
Chuẩn bị
Một khăn vuông to, một con gấu bông hoặc đồ chơi bằng bông khác.
Cách thực hiện
Cầm một con gấu bông và nói: “Chúng ta cùng chơi trò giấu gấu bông nhé, bây giờ mẹ giấu chú gấu bông này đi, con tìm xem chú gấu nằm ở đâunhé?”. Sau đó dùng tấm khăn vuông trùm con gấu và để trẻ đi tìm.
|
Cách luyện tập này là rèn khả năng điều tiết của mắt và tay cho trẻ. |
Lời khuyên của chuyên gia
Mục đích chủ yếu của cách luyện tập này là rèn khả năng điều tiết của mắt và tay cho trẻ.
Phương pháp này thích hợp với trẻ từ 1 tuổi đến 1 tuổi rưỡi.
Khi trẻ đã tìm thấy vật cần tìm, cần kịp thời cổ vũ, khích lệ trẻ.
Chú ý
Trẻ nhỏ có cảm nhận rất tốt, chính điều này giúp chúng nhận ra thế giới xung quanh.
2. Tìm bóng hơi
Chuẩn bị
Ba quả bóng, một quả màu đỏ, một quả màu vàng, một quả màu xanh.
Cách thực hiện
Lấy ra một quả bóng màu đỏ và nói: “Con nhìn này, quả bóng đỏ thật đẹp”. Vừa nói vừa lắc nhẹ quả bóng, thu hút sự chú ý của trẻ.
Giúp trẻ nhận ra quả bóng vàng và bóng xanh bằng phương pháp tương tự.
Đặt ba quả bóng cạnh nhau, để trẻ phân biệt màu sắc của ba quả bóng đó.
Lời khuyên của chuyên gia
Mục đích chủ yếu của cách luyện tập này là giúp trẻ phân biệt màu đỏ vàng và xanh.
Cách luyện tập này thích hợp với các trẻ từ 1 tuổi đến 2 tuổi rưỡi.
Khi trẻ đã thuần thục với ba loại màu này, có thể treo ba quả bóng ở nơi trẻ dễ nhìn thấy, hướng dẫn trẻ tìm ba quả bóng có màu sắc khác nhau này.
Chú ý
Phải dùng loại bóng chất lượng, màu sắc rõ ràng.
Không nên thổi bóng quá căng, tránh việc bóng bị vỡ khiến trẻ sợ
3. Tìm ánh sáng
Chuẩn bị
Một chiếc đèn pin
Cách thực hiện
Buổi tối, tắt hết đèn điện, bố dùng đèn pin chiếu vào các góc tường, để trẻ tìm ánh sáng.
Bố chiếu đèn pin vào một vật nào đó, để trẻ nói xem trẻ đã nhìn thấy gì.
Lời khuyên của chuyên gia
Mục đích chủ yếu của cách luyện tập này là rèn cho thị giác của trẻ được linh hoạt.
Cách luyện tập này thích hợp với các trẻ từ 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi rưỡi.
Cũng có thể để trẻ tự cầm đèn pin, chiếu vào các vật mà bố chỉ định.
Trong điều kiện thích hợp, có thể cùng trẻ chơi trò bắt bóng.
Chú ý
Không được chiếu thẳng đèn pin vào mắt trẻ.
4. Lăn bóng
Chuẩn bị
Hai quả bóng, một quả to một quả nhỏ, một sợi dây dài.
Cách thực hiện
Cách 1: Mẹ và trẻ ngồi đối diện với nhau (cách nhau khoảng 2 mét), cùng lăn bóng cho nhau.
Cách 2: Mẹ và trẻ cùng hướng vào nhau, mỗi người giữ một quả bóng, dùng sợi dây dài ngăn giữa mẹ và trẻ, hai mẹ con cùng thi tung bóng xem bóng của ai qua vạch trước.
Để trẻ đoán và nói xem: quả bóng nào đi nhanh, quả bóng nào đi chậm.
Lời khuyên của chuyên gia
Mục đích chủ yếu của cách luyện tập này là thông qua việc lăn bóng giúp trẻ cảm nhận được sự chuyển động nhanh hay chậm của vật thể.
Cách luyện tập này thích hợp với các trẻ từ 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi rưỡi.
Khi lăn bóng, bố/mẹ có thể tự điều chỉnh lực đi của bóng để trẻ lăn bóng đến vạch trước, từ đó tạo cho trẻ hứng thú với trò chơi hơn.
Trong cuộc sống hàng ngày có thể hướng dẫn trẻ quan sát sự vận động của các vật thể khác nhau, từ đó giúp trẻ hình thành khái niệm về sự nhanh, chậm.
Chú ý
Cách luyện tập này cần được tiến hành ở nơi rộng rãi, thoáng mát, không có gió mạnh.
Trong thời kỳ nhạy cảm, trẻ học được khả năng thích ứng và hình thành năng lực đặc biệt.