1. Bé phải đi tiêu ít nhất một lần mỗi ngày
Cha mẹ thường nghĩ con mình bị táo bón nếu không đi tiêu hàng ngày. Với bé mới sinh, nhiều bé “đi” vài lần một ngày nhưng cũng có bé rất tiết kiệm “đầu ra”, 2-3 ngày, thậm chí là 4 ngày mới chịu “đi” một lần.
Tuy nhiên, nếu bé đi tiêu rất khó khăn và không thường xuyên, bạn thấy có máu lẫn trong bỉm thì cần đưa bé đi khám nhi khoa ngay.
Số lần đi tiêu của mỗi bé là khác nhau. (Ảnh minh họa).
2. Bé cần được tắm hàng ngày
Sự thật là lạm dụng tắm sẽ vô tình loại bỏ cả độ ẩm từ làn da mỏng manh của bé, khiến da bé khô và bị kích thích. Thêm vào đó, đặt bé ngồi trong bồn (chậu) tắm với đầy bọt xà phòng từ sữa tắm có thể kích thích niệu đạo, dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu ở bé gái.
Miễn là bạn vệ sinh hàng ngày cho bé ở vùng quấn tã, nách và những vùng da có nếp gấp khác, còn với tắm, tuần 2-3 lần là đủ cho bé.
3. Bé sớm đạt được các mốc phát triển thì sau này là một thiên tài
Những bé sớm biết đi hoặc biết nói sớm không liên quan tới khả năng thành công sau này của bé. Nhiều bậc cha mẹ ủng hộ quan niệm “thiên tài bẩm sinh”, “khôn từ trứng nước” nhưng điều này không có căn cứ khoa học.
Thực tế ở một số trường hợp, cha mẹ ngỡ con thiên tài nhưng hóa ra là bé có vấn đề như mắc một loại bệnh nào đó.
4. Chạm vào thóp có thể làm não của bé bị thương tổn
Thóp (điểm mềm ở phía trước và sau đầu của bé) được bảo vệ bởi da đầu. Nhờ thế mà bộ não được bảo vệ khá tốt. Thóp trước thường đóng lúc 1 tuổi, trong khi thóp nhỏ hơn ở sau đầu thường đóng lúc 2-3 tháng.