Theo trang này, Sa Pa rất gần Trung Quốc, từ Hà Khẩu, Vân Nam đi qua một cây cầu nhỏ là tới Lào Cai, Việt Nam. Đi sâu vào trong sẽ gặp thành phố mù sương ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển.
“Nơi đây có những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn núi đá sừng sững chọc mây trời, tạo nên cảnh quan kỳ thú, đặc biệt. Sa Pa có lối kiến trúc đậm chất châu Âu với những tòa biệt thự, các nhà thờ cổ kính và những đồng bào dân tộc thiểu số lưu loát ngoại ngữ. Đi dạo trên những con phố, vẳng nghe tiếng chuông vang vọng từ những nhà thờ cổ, bắt gặp nụ cười rạng rỡ của một khách du lịch nước ngoài, hay nghe người dân tộc thiểu số dùng tiếng Anh, tiếng Pháp giao tiếp và chào mời khách mua đồ thủ công đậm chất “cây nhà lá vườn”, bạn sẽ nhận ra nét giao thoa đặc biệt giữa hai nền văn hóa Đông – Tây tại đây”, Hoàn Cầu nhận định.
Cô bé người dân tộc Mèo bày bán các sản phẩm thổ cẩm. Cô bạn nhỏ có khả năng sử dụng tiếng Anh rất thành thạo để giao tiếp với khách nước ngoài.
Theo Hoàn Cầu, Sa Pa đẹp nhất là từ tháng 12 tới tháng 6, khi sương mù giăng mắc khắp nẻo đường, tạo nên cảnh sắc huyền ảo mê hoặc với du khách thập phương. Từ đầu thế kỷ 20, người Pháp đã phát hiện ra vùng đất lý tưởng này và xây dựng khu nghỉ dưỡng. Về sau, khi nước nhà đã độc lập, người Việt vẫn gìn giữ kiến trúc và cảnh quan hoàn chỉnh của Sa Pa, khiến nơi đây trở thành thiên đường du lịch, thu hút sự quan tâm đặc biệt của du khách thập phương.
Cùng ngắm một Sa Pa tuyệt đẹp trên trang Hoàn Cầu:
Một góc hiện đại của SaPa.
Những quán nước ven đường.
Nơi dừng chân lý tưởng để thưởng thức ly cà phê ấm áp trong tiết trời lạnh giá.
Nhà thờ cổ bảng lảng trong màn sương mù.
Trống da trâu độc đáo của người dân tộc thiểu số tại Sa Pa.
Hoa đào bung nở giữa giá rét.
Một thiếu nữ thích thú chụp ảnh hoa đào.
Những thanh niên này đang háo hức ngắm nhìn và chụp ảnh hoa đào.
Một góc quán bên đường.
Những du khách phương Tây.
Một nhà hàng theo phong cách châu Âu.
Các sản phẩm thủ công đậm chất dân tộc được bày bán trên những sạp hàng.
Các sạp hàng ven đường.
Cảnh sương mù đặc trưng của Sa Pa.
Những bà con dân tộc thiểu số tại SaPa đang dùng tiếng Anh để giao tiếp và mời chào khách du lịch mua hàng.
Những nhân công trong công viên.
Những ngọn đèn dầu đậm chất xưa treo bên đường.
Ánh mắt hồn nhiên của các em bé Sa Pa.
Cảnh tượng Sa Pa nhìn từ trên cao.
(Theo Báo Đất Việt)