Chai là một vùng da bị hóa sừng, do quá sản các lớp thượng bì, đặc biệt là ở lớp sừng; ở tổ chức đệm là một khối xơ do tổ chức xơ quá phát triển. Tổn thương là những đám dầy sừng màu ngà, vàng, khum lên, hình tròn hay bầu dục, sờ vào rất cứng, vùng ranh giới với da lành có thể bị nứt, từ đó gây bội nhiễm, đau đớn, đôi khi ở trung tâm bong sừng tạo nên một lõm ở giữa.
Một vài bí quyết nhỏ tại nhà có thể giúp chị em khắc phục vết chai sần.
Đắp hành để làm mỏng lớp chai
Theo sách Đông y, hành có công dụng kháng viêm, đắp ngoài trị mụn nhọt, giảm nhiễm trùng. Theo kinh nghiệm dân gian, bằm nhuyễn hành và đắp vào vết chai sần sẽ làm cho vùng này mềm hơn, vết da chai sẽ bong tróc. Bạn nên làm vào các buổi tối, đắp hành vào rồi lấy vải sạch, hoặc băng y tế băng lại.
Dùng kem dưỡng ẩm cho chân, tay
Để tránh cho da chai mọc lại, nên hạn chế để da tiếp xúc nhiều đến những vật dụng dễ gây ra chai da, đồng thời bổ sung cho cơ thể lượng kem dưỡng ẩm cần thiết để da luôn mềm mại.
Mặt nạ cho từng vùng da bị chai
Đường và dầu oliu sẽ tẩy ngay vết chai sần ở chân.
Mặt nạ cho da chân: Trộn 4 thìa đường đỏ với 4 thìa dầu quả hạnh hoặc dầu olive, thêm vài giọt dầu bạc hà hoặc dùng tay không vò nát một ít lát bạc hà tươi cho vào dung dịch trên, bôi hỗn hợp lên gót chân, vùng da chân bị chai từ 1-2 lần để cải thiện tình hình.
Mặt nạ cho da tay: Trộn 1 lòng đỏ trứng gà, 6 thìa bột yến mạch, 1 thìa sữa tươi, 1 thìa dầu và 1 thìa mật ong để tạo thành một hỗn hợp, sau đó thoa đều lên tay. Để trong vòng 15 – 20 phút rồi rửa sạch. Mặt nạ này sẽ giúp da tay bớt khô và hạn chế chai tay.
Theo Phunutoday