Nakuru được mệnh danh là “thiên đường” của hàng chục nghìn, thậm chí lên đến hàng triệu chim hồng hạc bao gồm hai loại: hồng hạc lớn chân dài, cổ dài và nhỏ. Nguồn tảo rất phong phú và đa dạng trong hồ là “vũ khí” thu hút và “giữ chân” loài chim quý và tuyệt đẹp này. Trong khi đó, phân chim hồng hạc và nhiệt độ lý tưởng của vùng nước có tính kiềm ở hồ Nukaru cũng chính là điều kiện lý tưởng cho sự sinh sôi và phát triển của các loài tảo.
Trên thực tế, đây là khu vực có nguồn thức ăn dồi dào nhất đối với loài hồng hạc hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Theo các nhà nghiên cứu, tại hồ Nakuru tập trung khoảng hơn một triệu, thậm chí, hai triệu hồng hạc, mỗi năm tiêu thụ khoản 250 nghìn kg tảo/hecta. Ngoài ra, hồ Nakuru còn là nơi làm tổ và kiếm ăn lý tưởng của loài bồ nông trắng lớn.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, số lượng hồng hạc ở hồ đang có xu hướng giảm do tác động của ngành du lịch, ô nhiễm môi trường – hệ quả của hệ thống trạm bơm công nghiệp gần đó khi nước thải từ hệ thống trạm bơi bị đổ vào lòng hồ. Điều này đã làm thay đổi chất lượng nước, giảm sự sinh sôi và phát triển của các loài tảo là thức ăn của hồng hạc như Cyanobacteria, tảo lục. Kết quả là chim hồng hạc phải di cư đến những hồ khác, gần đó, như hồ Elmenteita, Simbi Nyaima và Bogoria.
Dưới đây là hình ảnh tuyệt đẹp của đàn hồng hạc hàng nghìn con, đứng chen chân trên bờ hồ Nakuru tạo nên cảnh tượng vừa thơ mộng vừa kỳ vĩ.