Giữ sạch âm đạo đúng cách
- Chỉ rửa với nước sạch: Nó có vẻ lạ lùng so với thói quen sử dụng xà phòng tẩy rửa hoặc dung dịch vệ sinh mà bạn đang duy trì nhưng đó là điều mà bạn hoàn toàn nên làm. Vì âm đạo có khả năng "tự làm sạch" của riêng mình mà không cần đến bất cứ sự giúp đỡ nào khác của chất tẩy rửa bên ngoài. Cũng giống như các bộ phận khác của cơ thể, âm đạo có độ pH từ 3,5 đến 4,5, và độ pH này cần được duy trì để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn xấu đồng thời tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi sinh sôi. Việc bạn sử dụng chất tẩy rửa có thể phá vỡ sự cân bằng môi trường âm đạo dẫn đến nhiễm trùng, kích ứng, thậm chí mùi khó chịu cho "cô bé".
Thay vì dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ, bạn chỉ cần dùng nước sạch để vệ sinh "vùng kín"
Nếu bạn cảm thấy cần phải sử dụng dung dịch vệ sinh (trong những ngày "đèn đỏ) hãy đảm bảo rằng bạn đã rửa "cô bé" thật sạch và hết xà phòng. Cách đơn giản nhất để làm sạch chúng là dùng nước ấm để rửa "cô bé" nhé!
- Không làm mọi cách để tạo mùi thơm cho "cô bé": Nhiều người tin rằng thụt rửa âm đạo với dung dịch vệ sinh hoặc thuốc dạng xịt có thể khử mùi và giúp âm đạo thơm tho, sạch sẽ tuy nhiên điều đó hoàn toàn sai lầm. Vì khi thụt rửa âm đạo, dung dịch vệ sinh sẽ vô tình loại bỏ cả các vi khuẩn có ích giúp âm đạo khỏe mạnh và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Các loại kem dưỡng có mùi thơm được quảng cáo có thể thay đổi mùi âm đạo, băng vệ sinh hằng ngày hoặc khăn lau có hương thơm đều không hề tốt cho "cô bé". Vì thế, bạn không cần phải cố gắng để thay đổi mùi của "cô bé" bằng những loại sản phẩm nhiều hương thơm này.
Cách đơn giản và an toàn nhất để thay đổi mùi của "cô bé" là tự chế nước hoa cho riêng mình bằng cách trộn một vài giọt tinh dầu hoa hồng, hoa oải hương hoặc chanh với nước rồi cho vào bình xịt và sử dụng sau khi tắm. Lưu ý, bạn cần lau khô cơ thể sau khi tắm và trước khi mặc quần áo nhé!
- Giữ sạch "cô bé" trong những ngày "đèn đỏ": Khá nhiều phụ nữ bị tăng tỷ lệ viêm nhiễm âm đạo trong chu kỳ kinh nguyệt vì máu trong âm đạo có thể thay đổi độ pH của "cô bé". Hãy thay băng vệ sinh sau khoảng 4 đến 6 tiếng 1 lần, tùy vào mức kinh nguyệt của bạn nhiều hay ít.
Bạn có thể dùng cốc kinh nguyệt nếu bị dị ứng băng vệ sinh
Bạn cũng có thể sử dụng cốc kinh nguyệt nếu bạn bị kích ứng và khó chịu với băng vệ sinh. Đây là loại cốc cao su chuyên dụng được đưa vào âm đạo để hứng kinh nguyệt, sau đó vài giờ có thể rửa sạch với nước nóng. Cốc kinh nguyệt là một lựa chọn mới mẻ nhưng khá hiệu quả và dễ sử dụng.
- Lau từ trước ra sau: Bạn cần lau sạch "cô bé" từ trước ra sau, chứ không phải là ngược lại, để tránh việc các vi khuẩn từ hậu môn có thể xâm nhập vào âm đạo của bạn và gây ra nhiễm trùng. Bạn có thể sử dụng khăn sạch, giấy vệ sinh không mùi để lau "cô bé". Tránh sử dụng khăn lau ướt hoặc bất kỳ sản phẩm có chứa nước hoa và hóa chất để lau vì chúng sẽ gây hại cho "cô bé" của bạn.
Bạn nên lau từ trước ra sau để tránh bị nhiễm khuẩn từ hậu môn lên "vùng kín"
Duy trì thói quen sống lành mạnh
- Mặc đồ lót chất liệu cotton: Chất liệu cotton thấm hút mồ hôi và khá thoáng mát. Chính vì thế, chị em nên chọn quần "chip" bằng chất liệu này để giảm thiểu sự ẩm ướt - môi trường tốt khiến nấm men và các loại vi khuẩn xấu phát triển dẫn đến viêm nhiễm "vùng kín" của chị em.
Nên chọn quần chíp từ chất liệu cotton để cô bé khô thoáng, sạch sẽ
Nếu bạn thích mặc đồ lót bằng các chất liệu khác như: vải tổng hợp, lụa, hoặc ren... hãy chắc chắn rằng phần đồ lót chạm vào âm đạo của bạn đã được lót chất liệu cotton.
- Mặc quần áo rộng rãi: Các loại trang phục bó sát như quần da, quần skinny... có thể giúp bạn tôn các đường cong cơ thể nhưng không thoáng khí dẫn đến "vùng kín" thường ẩm ướt và dễ bị viêm nhiễm. Bạn nên chọn trang phục có kiểu dáng rộng rãi, chất liệu nhẹ nhàng như váy, quần short dáng suông để diện trong những ngày hè nóng bức này nhé!
- Thay quần áo sau khi tập thể dục: Bạn không nên mặc bộ đồ tắm hoặc quần áo ướt sũng mồ hôi sau tập luyện trong một vài giờ vì nó sẽ khiến "cô bé" của bạn dễ bị nhiễm trùng nấm men. Bạn nên tắm rửa và thay đồ lót sạch càng sớm càng tốt sau khi vận động.
Nếu bạn quyết định dọn dẹp "vi-ô-lông" quanh khu vực xung quanh âm đạo, hãy cẩn thận khi sử dụng dao cạo. Bạn có thể dùng thêm kem cạo râu (nhưng tuyệt đối không nên để kem dính vào vào bên trong âm đạo của bạn) và cạo nhẹ nhàng xung quanh khu vực nhạy cảm này để giảm cảm giác đau rát.
Bạn cũng có thể dùng waxing để tẩy lông "vùng kín", với cách này, bạn cần nghiên cứu và lựa chọn một thẩm mỹ viện có uy tín hoặc sản phẩm tẩy lông đảm bảo chất lượng để tẩy lông hiệu quả. Bạn cần thận trọng với phương pháp này vì nó khá mất vệ sinh và có thể khiến vi khuẩn gây bệnh lây lan.
- Vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ tình dục: Sau khi "ân ái", âm đạo của bạn đang mở rộng và rất dễ bị các loại vi khuẩn có hại tấn công gây viêm nhiễm phụ khoa. Chính vì vậy bạn cần thiết lập thói quen rửa sạch "vùng kín" bằng nước ấm sau khi quan hệ tình dục. Cách này sẽ giúp bạn giảm thiểu khả năng bị viêm nhiễm phụ khoa.
Bạn cũng nên yêu cầu đối tác của bạn vệ sinh sạch sẽ trước khi quan hệtình dục, đặc biệt là khi bạn không sử dụng bao cao su.
Cần sử dụng thêm chỉ tơ nha khoa và găng tay như một hình thức bảo vệ thêm nếu bạn chọn oral sex hoặc thâm nhập "cô bé" bằng ngón tay.
- Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục: Bạn vẫn nên đi tiểu sau khi sex ngay cả khi bạn đã vệ sinh "cô bé" sạch sẽ. Vì khi bạn có quan hệ tình dục, vi khuẩn có hại có thể "xâm nhập" vào niệu đạo, gây viêm nhiễm niệu đạo thậm chí ảnh hưởng cả đến bàng quang của bạn. Chính vì thế, đi tiểu sau khi quan hệ tình dục có thể giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi khu vực âm đạo, tăng cường sức khỏe nói chung và giúp bạn tránh bị nhiễm trùng đường tiểu nói riêng.
- Chăm sử dụng bao cao su: độ pH của tinh dịch là cơ bản còn độ pH của âm đạo lại có tính axit. Sau khi quan hệ tình dục, tinh dịch còn xót lại trong âm đạo sẽ làm đảo lộn sự cân bằng của "cô bé" khiến nó dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Cách đơn giản nhất để giảm thiểu tình trạng này là sử dụng bao cao su. Nếu bạn bị dị ứng hoặc không thích sử dụng bao cao su, hãy vệ sinh "vùng kín" sạch sẽ ngay sau khi quan hệ để giảm thiểu nguy cơ trên.
Ăn uống lành mạnh
- Ăn nhiều sữa chua: Trong sữa chua cũng có loại vi khuẩn "tốt" cần cho âm đạo của bạn. Vì thế, bạn nên ăn sữa chua hằng ngày để bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể. Đây là cách đơn giản và hiệu quả để phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng nấm men cho chị em.
Ngoài sữa chua, bạn cũng có thể bổ sung lợi khuẩn bằng các loại thực phẩm lên men khác như: dưa muối, kim chi, nấm trà kombucha...
Ăn sữa chua rất tốt cho "cô bé"
- Ăn nhiều trái cây: Bạn nên ăn nhiều quả nam việt quất, dứa, dâu tây để thay đổi mùi của "cô bé". Không phải cứ ăn loại trái cây nào là "cô bé" sẽ có mùi của quả đó nhưng nó có thể giúp "vùng kín" có mùi hương dễ chịu hơn. Trái cây cũng chứa hàm lượng nước cao nên giúp cơ thể thải độc và khỏe mạnh hơn.
- Chăm ăn tỏi: Tỏi có đặc tính diệt nấm men, chính vì thể chị em nên chăm ăn tỏi để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh nhiễm trùng nấm men cho âm đạo. Bạn có thể ăn tỏi sống hoặc nấu chín cùng với các loại thực phẩm khác một vài lần một tuần để giữ cho âm đạo khỏe mạnh.
Tập bài thể dục tốt cho "cô bé"
- Tập bài tập Kegel: Đây là bài tập tăng cường cơ bắp cho sàn khung chậu và cơ xương cụt. Các cơ này có xu hướng rộng ra và yếu hơn khi tuổi tác tăng lên hoặc sau khi chị em sinh con. Việc tập bài tập Kegel có thể giúp chị em tránh các vấn đề như tiểu không tự chủ và tăng khoái cảm tình dục.
Bài tập Kegel rất tốt cho âm đạo của chị em
Để làm bài tập kegal, hãy làm theo các bước sau:
+ Xác định vị trí cơ xương chậu: Bạn có thể xác định được cơ xương chậu dễ hơn trong khi đi tiểu, việc tập luyện sẽ giống như việc bạn ngừng dòng tiểu giữa chừng (nhưng không khép hai đùi vào nhau).
+ Thắt chặt các cơ xương chậu và giữ trong 3 giây, sau đó thả lỏng. Lặp lại động tác này 15 lần.
+ Tiếp tục tập bài tập Kegel hàng ngày, cố gắng giữ lâu hơn 3 giây và thêm nhiều lần lặp lại hơn để các cơ ngày càng khỏe.
- Quan hệ tình dục cũng là bài tập tốt cho âm đạo: Có thể bạn không tin nhưng âm đạo sẽ khỏe mạnh và săn chắc hơn nhiều khi tăng cường hoạt động tình dục và đạt cực khoái. Quan hệ tình dục đều đặn giúp âm đạo săn chắc và tăng tính đàn hồi vì thế chị em hay chăm chỉ môn thể dục đặc biệt này nhé!
Những việc nên làm khi bị viêm nhiễm "vùng kín"
- Chủ động mua thuốc: Hầu hết phụ nữ nào cũng bị nhiễm nấm ít nhất 1 lần trong đời và bạn hoàn toàn có thể mua các loại thuốc chống nấm dạng kem bôi hoặc thuốc đặt âm đạo ở ngoài hiệu thuốc để sử dụng. Các phương pháp điều trị này sẽ kéo dài 3,5 hoặc 7 ngày, tùy thuộc vào mức độ nhiễm bệnh của bạn. Hầu hết các thuốc điều trị nhiễm nấm cũng đi kèm với kem chống ngứa có thể sử dụng để giảm ngứa và rát khu vực xung quanh âm hộ.
Các triệu chứng nhiễm trùng nấm men bao gồm: khí hư nhiều, màu sữa hoặc màu vàng, có mùi hôi, ngứa và rát ở vùng âm đạo, phát ban, mẩn đỏ ở quanh âm hộ... Nếu các triệu chứng của bạn không rõ ràng, bạn nên đi khám bác sỹ để được kiểm tra lại.
Nếu các triệu chứng trên không suy giảm và biến mất sau một đến 2 tuần kể cả khi đã được điều trị, bạn nên đến khám để được bác sỹ điều trị.
Bạn cũng có thể ăn tăng gấp đôi lượng sữa chua hoặc các thực phẩm lên men khác để tăng lượng vi khuẩn "tốt" trong cơ thể.
- Gặp bác sỹ khi bệnh nặng hơn: Viêm âm đạo có thể xuất hiện do âm đạo bị nhiễm nấm, nhiễm trùng do vi khuẩn, ký sinh trùng và các nguyên nhân khác. Triệu trứng của viêm âm đạo là dịch tiết âm đạo có mùi tanh, ngứa và phát ban xung quanh âm hộ. Bạn có thể mua thuốc bôi ngoài hiệu thuốc để chống lại các triệu chứng khó chịu này nhưng bạn nên đến bác sỹ để tìm ra nguyên nhân và nhận được một đơn thuốc phù hợp với bệnh của bạn nhất.
- Thường xuyên kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục: Các bệnh lây qua đường tình dục như virut HPV, chlamydia, mụn cóc sinh dục... có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm. Nếu bạn có quan hệ tình dục không được bảo vệ và cảm thấy mình đã mắc bệnh lây qua đường tình dục thì cần đi khám, làm các xét nghiệm cần thiết ở bệnh viện sản khoa để sớm phát hiện và được điều trị triệt để.
- Phát hiện dấu hiệu bất thường ở "vùng kín" để kịp thời thăm khám: Nhiều người không mấy để ý đến âm đạo nên không thể cảm nhận được sự thay đổi ở khu vực nhạy cảm này, tuy nhiên, đó là điều vô cùng nguy hiểm. Điều quan trọng nhất để bảo vệ âm đạo chính là cảm nhận được sự thay đổi bất thường của nó và nhờ bác sỹ can thiệp sớm nhất khi cần. Nếu "vùng kín" thay đổi về màu sắc, xuất hiện mục cóc, dịch tiết âm đạo bốc mùi, đau rát khó chịu khi đi tiểu hoặc đau khi quan hệ tình dục... bạn cần đi khám bác sỹ sớm nhất để được thăm khám và điều trị đúng cách.
|