|
Sữa chua không phải ai ăn cũng tốt.
|
Chúng ta gần như ai cũng mặc định rằng ăn sữa chua là tốt, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Sữa chua cũng như bất kì thực phẩm nào khác, vừa có lợi vừa có hại cho sức khỏe nếu không biết sử dụng đúng cách.
Gây khó tiêu
Sữa chua có chứa đường lactose, một loại protein khó tiêu. Với những người không dung nạp lactose hoặc những người gặp vấn đề về tiêu hóa nếu ăn quá nhiều sữa chua mỗi ngày có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, chuột rút hoặc tiêu chảy, nhất là với trẻ nhỏ... Vì vậy với những trẻ không hấp thụ được đường lactose sẽ cảm thấy khó chịu khi dùng sữa chua.
Do vậy, để tránh hiện tượng này, bạn nên biết rõ hiện tại cơ thể mình có khỏe mạnh không, có gặp vấn đề về tiêu hóa không... để có lựa chọn loại sữa chua thích hợp (sữa chua làm từ sữa dê, sữa bò hoặc sữa đậu nành...).
Gây béo phì
Trong thành phần của sữa chua có chứa đường, nếu lạm dụng quá nhiều sữa chua trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ khiến lượng đường trong cơ thể tăng quá mức cần thiết. Ngoài ra, nhiều loại sữa chua có chứa hàm lượng chất béo rất cao và là nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em. Đây là lý do gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác như tiểu đường, bệnh tim, rối loạn giấc ngủ và cả trầm cảm.
Mặc dù sữa chua có tác dụng duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, nhưng đó là trong trường hợp bạn ăn uống vừa phải để kích thích tiêu hóa.
Ăn sữa chua gây nguy cơ ung thư
Các nhà khoa học từ trung tâm nghiên cứu Kaiser Permanente tại California đã xem xét hồ sơ của 1.500 phụ nữ được chẩn đoán bị ung thư vú giữa năm 1997 và 2000 đồng thời làm một bảng hỏi về mức độ thường xuyên tiêu thụ các sản phẩm từ sữa.
Kết quả cho thấy, lựa chọn phổ biến nhất là kem, sữa chua, pho mát, sô-cô-la nóng. Dựa vào kết quả trên, họ phát hiện ra rằng những người ăn bất kì các sản phẩm trên trong ngày đều có nguy cơ tử vong tới 50% trong vòng 12 năm.
Lí do được đưa ra là bởi các sản phẩm từ sữa tiêu thụ tại Anh và Mỹ đều là sữa từ những con bò mang thai và giàu hooc-môn estrogen. Tiến sĩ Better Caan- trưởng nhóm nghiên cứu trên cho biết: “Các thực phẩm sữa có hàm lượng chất béo cao thường không được khuyến cáo là thực phẩm không lành mạnh. Nếu chuyển sang dùng thực phẩm ít béo sẽ giảm đươc 64% nguy cơ mắc các bệnh khác. Tiếc là hiện tại có quá ít những nghiên cứu như của chúng tôi để cảnh báo các chị em phụ nữ. Một lời khuyên chung nhất cho chúng ta là giữ một số cân nặng phù hợp, sử dụng ít đồ uống có cồn và tập thể dục hàng ngày sẽ tránh được nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, cũng như đảm bảo một sức khỏe toàn diện".
Thêm nữa, lượng hormone tiêm vào bò lấy sữa này còn lưu lại trên cơ thể của trẻ, kích thích quá trình dậy thì và tăng nguy cơ ung thư ở trẻ. Nếu kết hợp sữa chua với các chất chứa nhiều dầu mỡ như lạp xưởng, thịt hun khói… lại có thể tạo ra N-nitrosamine có khả năng gây ung thư rất cao.
Điều đặc biệt, đối với những trẻ bị dị ứng với sữa cũng nên cẩn thận với sữa chua vì nó có thể gây khó thở, phát ban, nôn mửa…; thậm chí có thể tử vong. Với những trẻ có hệ tiêu hóa không ổn định thì sữa chua là liều thuốc chữa trị hiệu quả. Nhưng với trẻ thường xuyên bị đầy hơi, cha mẹ nên hạn chế lượng probiotics bé tiếp nạp hằng ngày.
Lưu ý khi dùng sữa chua
Không nên ăn sữa chua lúc đói: Khi đói, dịch vị trong dạ dày có độ pH từ 2 trở xuống sẽ làm men lactic trong sữa chua dễ bị huỷ hoại.
Đồng thời, không nên ăn sữa chua và uống thuốc cùng lúc vì các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt.
Bên cạnh đó, cần phải đặc biệt lưu ý đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm khi chọn mua sữa chua, cũng như quá trình bảo quản khi trữ trong nhà.