-Quả khế chứa dồi dào vitamin C, vitamin A và các khoáng chất khác nên rất thích hợp cho việc làm thức uống giải khát và bồi bổ sức khỏe.
Ảnh: flickr.com
-Chất xơ hoà tan trong quả khế còn có khả năng kích thích nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa, giảm lượng đường huyết và ngừa bệnh tim mạch.
-Không chỉ vậy, thành phần beta carotene trong quả khế còn có tác dụng chuyển hoá thành vitamin A giúp tăng cường thị lực.
Ảnh: flickr.com
-Bên cạnh đó, quả khế còn có khả năng kháng viêm và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể chống lại các bệnh tật nhờ vào lượng vitamin C dồi dào chứa. Vitamin C là một loại chất chống ôxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh cảm, đồng thời giúp cơ thể tổng hợp chất collagen làm da mặt mịn màng và tràn đầy sức sống.
-Hơn nữa, ăn khế cũng rất có lợi với những người bị rụng tóc do có chứa hàm lượng vitamin nhóm B cao, cần thiết cho sự tăng trưởng của tóc.
-Lá khế còn được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian để trị viêm họng, ho khan, ho có đờm, nổi mề đay và mẩn ngứa. Bạn cũng có thể dùng lá và rễ cây khế phơi khô, xay nhuyễn đắp lên vết thương để điều trị bệnh thuỷ đậu và bệnh sởi cho trẻ em.
Ảnh: flickr.com
-Khế cũng chứa một lượng nhỏ các khoáng chất kali, phốt pho, kẽm và sắt có tác dụng kiểm soát nhịp tim và huyết áp. Uống nước ép khế thường xuyên cũng là cách làm hay để hạ sốt, trị nhức đầu, giải rượu, bia, chống táo bón, lợi tiểu và trị các bệnh về gan.
Ảnh: flickr.com
Lưu ý: các bệnh nhân về thận không nên ăn khế vì khế chứa nhiều axit oxalic gây bất lợi cho những quả thận yếu ớt. Dấu hiệu nhận biết cơ thể không thích hợp để ăn khế là sau khi ăn khế từ 1-5 giờ, cơ thể cảm thấy buồn nôn, ói mửa, nấc cụt và mất ngủ.
ĐÌNH HUỆ (Theo nutrition-and-you.com)