Đây là một loại cây lương thực xứ nhiệt đới nhưng chứa nhiều glycoside cyanogenic có khả năng gây chết người, Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm Australia New Zealand (FSANZ) cảnh báo.
Để an toàn, người dùng cần gọt bỏ vỏ khoai mì và nấu kỹ bằng cách nướng, luộc chín... Quá trình này giúp loại bỏ chất độc glycoside cyanogenic. Sau khi luộc khoai mì, bạn đổ bỏ hết nước trong nồi trước khi sử dụng.
Khoai mì là một loại cây lương thực xứ nhiệt đới nhưng chứa nhiều glycoside cyanogenic có khả năng gây chết người (Ảnh minh họa)
Fugu (cá nóc Nhật Bản)
Các món ăn từ cá nóc rất nổi tiếng nhưng chúng có khả năng gây chết người nếu không được chuẩn bị đúng cách. Ở Nhật Bản hiện có hơn 3.800 nhà hàng phục vụ cá nóc. Đầu bếp ở đây phải được đào tạo nghiêm ngặt nhiều năm để có giấy chứng nhận cho phép nấu món cá nóc cho khách hàng.
Cá nóc có chứa một chất độc gọi là tetrododoxin. Khi ăn sống, chất độc này không vượt qua hàng rào máu não. Do đó, các nạn nhân vẫn hoàn toàn tỉnh táo trong khi hệ thống thần kinh trung ương của họ dần dần tắt. Biểu hiện ban đầu là chóng mặt và nói chuyện không mạch lạc, sau đó tê liệt các cơ bắp. Cuối cùng, nạn nhân ngạt thở, nhiều khả năng tử vong.
Hạt điều thô
Điều này có thể làm bạn ngạc nhiên. Trong khi hạt điều ở siêu thị đã được hấp để loại bỏ chất urushiol nguy hiểm, hạt điều thô ở ngoài chưa qua xử lý chất độc. Nếu ăn nhiều hạt điều thô, bạn có thể tử vong.
Sò huyết
Sò huyết sống có thể mang virus và vi khuẩn, bao gồm cả viêm gan A, thương hàn, kiết lỵ… Do đó, khi dùng sò huyết, bạn cần nấu chín và tuyệt đối không ăn sò huyết sống.
Quả ackee, Jamaica
Nếu ăn phải hạt quả ackee, đồng nghĩa bạn đã hấp thu một lượng độc tố hypoglycin vào cơ thể. Chất này ngăn chặn quá trình sản sinh gluco trong cơ thể và khiến lượng đường trong máu thấp, có thể gây hôn mê hoặc tử vong.
Sannakji là món bạch tuộc sống, thực khách dùng khi các xúc tu con vật vẫn còn cử động. Do đó, động vật này vẫn có khả năng gây nghẹt thở dù sau đó nó được cắt nhỏ và phủ đầy dầu ăn. (Ảnh minh họa)
Ếch bullfrog khổng lồ, Namibia
Ếch bullfrog khổng lồ là đặc sản của một số vùng đất châu Phi như Namibia nhưng lại chứa một loạt các chất có thể gây chết người. Độ tuổi của ếch chính là chìa khóa quyết định tỉ lệ bệnh tật. Những con ếch con, chưa có khả năng sinh sản chứa nhiều độc tố hơn, có khả năng gây suy thận.
Bạch tuộc sống Sannakji, Hàn Quốc
Sannakji là món bạch tuộc sống, thực khách dùng khi các xúc tu con vật vẫn còn cử động. Do đó, động vật này vẫn có khả năng gây nghẹt thở dù sau đó nó được cắt nhỏ và phủ đầy dầu ăn.