U xơ tử cung thường là một khối u lành tính, do các mô cơ tạo nên. Khi u xơ tử cung còn nhỏ rất ít có biểu hiện triệu chứng. Kích thước khối u lớn dần thì các biểu hiện dễ nhận biết hơn, bệnh nhân có thể đau tức vùng bụng dưới, ra nhiều khí hư, rong kinh, rối loạn kinh nguyệt…
U xơ tử cung cũng gây khó có thai ở nhiều trường hợp. Nó ngăn cản sự thụ thai và làm tổ trong tử cung, ảnh hưởng đến sự di chuyển của tinh trùng. Cũng có những trường hợp thụ thai được nhưng lại không giữ được thai… U xơ tử cung có thể chèn ép, làm gập vòi tử cung hoặc bít lỗ cổ tử cung.
Với những người đã mang thai, nó dễ làm sảy thai do kích thích nội mạc tử cung. U xơ tử cung cũng có thể gây sinh con, làm cho ngôi thai bất thường, rau tiền đạo, kéo dài cơn chuyển dạ gây đẻ khó, băng huyết.
Những khối u to, nằm ở vị trí tiền đạo có thể làm cho sản phụ không tự sinh con được mà phải mổ. Khi sổ rau, sản phụ có u xơ tử cung dễ băng huyết do sót rau hoặc tử cung cho hồi kém.
Những thai phụ có u xơ tử cung cần được theo dõi chặt chẽ trong thai kỳ, phòng ngừa sảy thai, sinh non, tử vong thai nhi bằng cách nghỉ ngơi, dùng thuốc chống co bóp tử cung (nếu cần) theo chỉ định của bác sĩ.
Những thai phụ có u xơ tử cung cần được theo dõi chặt chẽ trong thai kỳ, phòng ngừa sảy thai, sinh non, tử vong thai nhi (ảnh minh họa)
Khi sảy thai, nên kiểm tra buồng tử cung để tránh sót rau. Trước những nguy cơ gây ra do u xơ tử cung, đặc biệt trong thai kỳ, bệnh nhân nên có biện pháp điều trị hợp lý, triệt để u xơ tử cung trước khi mang thai hoặc có dự định mang thai.
Về điều trị u xơ tử cung, bác sĩ có thể dùng thuốc nội tiết cho những phụ nữ trẻ tuổi, chưa sinh đẻ, khối u còn nhỏ… Nếu khối u lớn, tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật bảo tồn như mổ bóc tách u xơ giữ tử cung.
Việc cắt bỏ buồng tử cung được cân nhắc chỉ định đối với trường hợp u không thể bóc tách được, những người có nguy cơ biến chứng, bệnh nhân đã đủ số con mong muốn, bệnh nhân lớn tuổi…
Các phương pháp trên đã có nhiều thành tựu đáng kể trong điều trị u xơ tử cung. Tuy nhiên, cần lưu ý, việc dùng thuốc nội tiết trong thời gian dài có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như: mụn trứng cá, teo da, giảm ham muốn tình dục… Đồng thời, sau phẫu thuật, u xơ vẫn có khả năng tái phát cao.
Hiện nay, các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên đã cho thấy hiệu quả tốt, không gây tác dụng phụ trong hỗ trợ điều trị, phòng ngừa u xơ tử cung và dần khẳng định được vị trí qua sự tin tưởng lựa chọn của nhiều bác sĩ cũng như bệnh nhân.
Hỏi: Tôi 30 tuổi, bị suy buồng trứng trái và u xơ tử cung đã bóc tách cách đây một năm, tuy nhiên đến nay vẫn chưa thấy có kinh trở lại. Xin hỏi tại sao lại như vậy và tôi phải điều trị thế nào?
Bích Liên (Hà Nam)
Trả lời:
GS – TS Nguyễn Đức Vy – Nguyên chủ tịch Hội Sản phụ khoa Việt Nam trả lời: Nếu chỉ có suy buồng trứng trái thì chưa chắc đã là nguyên nhân duy nhất dẫn đến việc mất kinh của bạn. Bạn đã mổ bóc tách u xơ tử cung được một năm, vậy u xơ ấy nằm ở đâu, có dính với niêm mạc tử cung hay không?
Nhiều khi bóc u xơ, sau đó u xơ thông với buồng tử cung, đến khi bác sĩ khâu cầm máu và buồng tử cung bị dính lại, dẫn đến mất kinh. Bạn nên đi khám chuyên khoa, có khi người thầy thuốc chỉ cần đưa thuốc đo, nén nong vào buồng tử cung thì bạn sẽ có kinh trở lại.
|