Nghiên cứu tổng hợp này được dựa trên các cuộc nghiên cứu nhỏ hơn kéo dài từ 4 đến 22 năm với tổng số người tham gia lên đến 352.000 người đến từ các nước châu Á (Trung Quốc và Nhật Bản) và hai ở phương Tây (Mỹ và Úc).
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số 13.284 người đã mắc bệnh tiểu đường, châu Á vẫn là khu vực có nhiều người mắc bệnh tiểu đường hơn. Trong đó, phụ nữ là đối tượng mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Bởi vậy, có thể kết luện rằng, ăn gạo trắng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Gạo trắng có thể gây nguy cơ bệnh tiểu đường (Ảnh: internet)
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, những người ăn ba bữa gạo trắng mỗi ngày dễ mắc bệnh tiểu đường loại hai hơn những người ăn 2 bữa/tuần.
Được biết, mối liên hệ giữa gạo trắng với bệnh tiểu đường cũng đưa ra bởi một cuộc nghiên cứu khác được công bố bởi GS Shigeru Yamamoto, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và văn hóa ẩm thực châu Á, Đại học Jumoji, Tokyo, Nhật Bản.
Lý giải về nguyên nhân gạo trắng có thể gây bệnh tiểu đường, các nhà nghiên cứu cho biết, gạo có chỉ số đường huyết cao, nghĩa là cơ thể nhanh chóng chuyển đổi các chất đường bột trong gạo thành glucose. Chỉ số đường huyết của gạo trắng là 64 trên thang điểm 100 đứng đầu trong số các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.
Ở Việt Nam, 70% năng lượng trong chế độ ăn được cung cấp bởi gạo trắng, bởi vậy đây chính là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường cho người Việt tăng cao chứ không phải là yếu tố di truyền. Từ thói quen ăn uống này của người Việt, khoảng 70% năng lượng từ chất đường làm tăng mức độ đáp ứng đường máu ở Việt Nam trong độ tuổi từ 60-65, khiến nguy cơ bệnh tiểu đường tăng cao.Lời khuyên từ các chuyên gia
Theo các nhà nghiên cứu, không thể phủ định được những lợi ích cho sức khỏe mà gạo trắng mang lại, cơ thể không thể thiếu hay thay thế vai trò của chất đường bột mà các thực phẩm cung cấp trong đó có gạo trắng.
Tuy nhiên, để hạn chế nguy cơ gây bệnh tiểu đường, cần có một chế độ ăn uống hợp lý, giảm dần lượng gạo trắng sử dụng trong bữa ăn. Có thể sử dụng kết hợp gạo lức, gạo lật nảy mầm để thay thế một phần lượng gạo trắng nhằm kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.
Sử dụng gạo lứt, gạo lật nảy mầm sẽ làm giảm mức độ đáp ứng đường máu sau ăn hơn so với gạo trắng. Hơn nữa, gạo lứt, gạo lật nảy mầm còn có giá trị dinh dưỡng cao hơn gạo trắng và còn tác dụng giảm béo phì.