Tuy nhiên những ngày sau đó, bệnh vẫn diễn biến tương tự, dẫn đến là đau đầu mạn tính kèm theo rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày, viêm gan… do việc dùng thuốc giảm đau nhiều và kéo dài.
Tại sao lại đau đầu? Để thích nghi với nhiệt độ thay đổi bên ngoài môi trường, cơ thể chúng ta cũng tự điều chỉnh nhằm tạo sự quân bình. Ví dụ: Thân nhiệt cơ thể trung bình bao giờ cũng khoảng 37 độ C. Trời lạnh, máu trong người cũng bị ảnh hưởng lạnh, khi máu đi ngang qua vùng đồi thị sau não, các trung tâm giao cảm ở đó bị kích thích khiến mạch máu ngoại biên co lại, da gà nổi lên... làm cho thân nhiệt cũng tăng. Ngược lại, nếu nhiệt độ quá cao làm máu trở nên nóng, các trung tâm đối giao cảm bị kích thích sẽ khiến giãn mạch máu ngoại biên, gây xuất mồ hôi... và nhiệt độ cơ thể cũng giảm xuống.
Trường hợp đi nắng về, cảm giác đầu, mặt nóng, nếu bạn rửa mặt ngay sẽ thấy mát mẻ nhưng sau đó "bộ máy điều hòa nhiệt độ" hoạt động dẫn những hơi nóng còn lại trong cơ thể đến vùng mặt (đang mát do vừa được rửa bằng nước) và kết quả là mặt bạn nóng bừng trở lại. Hơi nóng đưa lên đầu sẽ khiến chúng ta bị đau đầu. Nếu việc này xảy ra thường xuyên (nhất là vào mùa nắng nóng), chứng đau đầu sẽ càng ngày càng khó chịu hơn…
Giải pháp để tránh bị đau đầu trong trường hợp này là làm ngược lại thao tác trên: Nên rửa chân tay trước (nhất là vùng chân) sau khi đi nắng về. Theo nguyên lý điều hòa nhiệt lượng, hơi nóng ở đầu mặt và toàn thân sẽ được chuyển xuống chân và thoát ra ngoài qua các lỗ chân lông. Lúc thân nhiệt hơi dịu, mới rửa mặt thì toàn cơ thể sẽ được hạ nhiệt đều, không gây tổn hại đến các phần khác trong cơ thể.