|
Ảnh: Livescience. |
Chocolate được làm từ hạt quả cây cacao. Nó được người nông dân trồng ở khu vực nhiệt đới. Những cây cacao trồng từ 5 đến 10 năm, thậm chí từ 30 đến 40 năm vẫn cho ra quả.
Mỗi quả chứa khoảng 50 hạt cacao. Cần 4 hạt cacao để làm được 28 gram chocolate sữa, và 12 hạt để làm được hơn 28 gram chocolate đen.
Khi những hạt cacao được rang, đun nóng đến nhiệt độ cao có thể chế biến thành rượu chocolate. Sau đó, các nhà sản xuất sẽ pha rượu chocolate với đường và sữa để thêm hương vị, tùy thuộc vào từng loại chocolate mà họ muốn tạo ra.
Có nhiều tiêu chuẩn cho các loại chocolate khác nhau: chocolate sữa phải gồm 10% rượu chocolate cùng với kem và đường; chocolate đen phải có ít nhất 35% chocolate rượu; chocolate trắng không có chocolate rượu nhưng phải có ít nhất 20% bơ cacao, dưới 55% sữa đường và hương liệu.
Mỹ và Thụy Sĩ là hai nước mua nhiều chocolate nhất trên thế giới. Châu Âu là nơi có nhiều người yêu thích chocolate. Từ cuối những năm 1700, những người sống ở Madrid, Tây Ban Nha, thu nhập được gần 12 triệu bảng từ chocolate mỗi năm. Đến nay, theo Viện Hàn lâm khoa học California (CAS), có tới 15 trong 16 nước tiêu thụ chocolate hàng đầu thế giới thuộc châu Âu.
Ăn chocolate có lợi cho tim. Theo một nghiên cứu công bố năm 2010 trong Tạp chí Tim mạch châu Âu, các nhà nghiên cứu theo dõi hơn 19.000 người lớn từ 35- 65 tuổi trong khoảng 10 năm, cho thấy, những người ăn chocolate có huyết áp thấp hơn và nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ thấp hơn 39% so với những người ít ăn chocolate.
Chocolate sẽ tăng ham muốn tình dục của bạn vào ngày Valentine? Đó chỉ là tuyên truyền theo dân gian mà chưa có bằng chứng khoa học. Từ năm 1000 sau công nguyên, thức uống chocolate đã được trao đổi tại các đám cưới ở miền nam Mexico và các bộ phận của Trung Mỹ. Truyền thuyết kể rằng Casanova, nhà thám hiểm kiêm nhà văn người Ý, ăn chocolate để tăng thêm vị ngọt ngào trong tình yêu của mình, còn Marquis de Sade, một hầu tước người Pháp, đã rất đam mê đến nỗi phải nhờ vợ gửi vào khi ông ở trong tù.
(tapchigiadinh.com.vn) -
Trang Nguyên (theo Livescience)