Bước 1: Lưu ý thực hiện một vài thay đổi nhỏ như
- Giảm lượng chất béo bão hòa mà bạn thường nạp vào cơ thể bằng cách hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, các loại bánh snack, mì gói…
- Nếu bạn có thói quen uống sữa hàng ngày, bạn nên lưu ý hàm lượng chất béo của loại sữa bạn vẫn thường dùng. Các nhà khoa học khuyên chúng ta nên thay thế các loại sữa có đường và nhiều chất béo bằng các loại sữa tách béo, sữa không đường.
- Dần dần loại bỏ hẳn các thực phẩm sau ra khỏi thực đơn của bạn: da gà, các loại nước sốt béo, mayonaise.
Bước 2: Loại bỏ hẳn các thực phẩm có chứa chất béo bão hòa.
Bởi vì chúng là một trong những thủ phạm chính gây ra các bệnh về tim mạch và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Kiểm tra loại dầu ăn mà gia đình bạn đang sử dụng. Theo các chuyên gia y tế, chúng ta cần tránh các loại dầu thực vật đã hydro hóa một phần và bắt đầu sử dụng các loại dầu lành mạnh hơn như dầu ô liu hoặc dầu dừa.
Nên dùng dầu dừa để tốt cho bệnh tim mạch. Ảnh minh họa
Bước 3: Hạn chế ăn muối
Rất nhiều nghiên cứu đã thu được kết quả cho thấy lượng muối chúng ta hấp thu hằng ngày vượt quá mức cần thiết của cơ thể nhiều lần. Thói quen ăn mặn khiến bạn dễ mắc phải các bệnh về tim mạch, đặc biệt là bệnh cao huyết áp.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc hạn chế ăn mặn không chỉ bằng cách giảm nêm muối cho các món ăn hàng ngày mà chúng ta còn cần lưu ý tránh ăn các thực phẩm nhiều muối như snack, mì gói, các loại thực phẩm ướp sẵn.
Bước 4: Cố gắng duy trì những thói quen ăn uống theo 3 bước trên, bên cạnh đó, bạn cần bổ sung thêm các loại rau cải có màu xanh sẫm
Các loại rau xanh là một nguồn vitamin B dồi dào, giúp giảm nồng độ axit homocysteine trong máu. Mức độ homocysteine cao là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra các vấn đề tim mạch. Ngoài ra, các loại rau có lá màu xanh sẫm cũng rất giàu vitamin K, một loại vitamin giúp điều chỉnh quá trình đông máu.
Bước 5: Bắt đầu thêm vào thực đơn hàng ngày của bạn những lát gừng
Gừng có tính chất dược liệu mạnh, có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Gừng đã được chứng minh là làm giảm cholesterol và chất béo trung tính LDL "xấu", trong khi nâng cao mức HDL có lợi. Hãy thử thêm gừng tươi các loại nước ép rau, món xào hoặc thưởng thức một tách trà gừng mỗi ngày.
Gừng cũng có lợi cho sức khỏe tim mạch của bạn. Ảnh minh họa
Bước 6: Bạn nên dùng khoảng 1-2 muỗng canh dầu hạt lanh mỗi ngày
Theo nhiều nghiên cứu, hạt lanh rất giàu acid alpha-linolenic (ALA), một loại acid có nguồn gốc acid béo omega-3 rất có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Bước 7: Sau khi đã dần thay đổi thói quen ăn uống, bạn nên dành thời gian cho việc tập thể thao hàng ngày
Các bác sĩ chuyên khoa tim mạch hàng đầu đánh giá cao những bài tập phù hợp kéo dài khoảng 30 phút mỗi ngày. Theo nhiều nhà nghiên cứu,chỉ cần 30 phút tập luyện hàng ngày, bạn có thể giảm đến một nửa nguy cơ mắc bệnh tim. Khi bạn tập thể dục, tim của bạn cũng được luyện tập, tốc độ co bóp và số lượng máu bơm vào các cơ quan trong cơ thể tăng lên giúp cung cấp nhiều oxy và chất dinh dưỡng hơn.